Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

JACQUES LACAN VÀ HÀM NGÔN KHOA HỌC.



JACQUES LACAN VÀ HÀM NGÔN KHOA HỌC
Roland Benedikter



Vào lúc bắt đấu thiên niên kỉ mới, khoa học không chỉ là hệ thống trung tâm hay phương pháp luận tri thức khách quan, mà còn là nền tảng tuyệt đối của toàn bộ nền văn hóa của chúng ta. Dù khoa học và sự tiến hóa của nó ở khắp nơi trong cuộc sống thường ngày, ý thức hệ nền tảng và cơ cấu chức năng của nó trong đa số trường hợp không hoàn toàn hữu hình đối với chủ thể.Việc sử dụng mô-hình-phân-tích-tâm-lý-phê-phán-có-hệ-thống-tiên-tiến-nhất (the most evolved systematical-critical model of psychoanalysis) cung cấp bởi nhà tư tưởng Pháp Jacques Lacan (1901-1981), một phép phân tích khai sáng mà khoa học phương Tây có thể có được, đã đóng góp không những hiểu biết tốt hơn về tâm lý học nói riêng, mà còn về những ràng buộc ấn giấu giữa khoa học và nền tảng văn hóa-xã hội hiện hành của nó.

1. KHOA HỌC VÀ LOGIC VỀ DỤC VỌNG

1.1 HIỂU BIẾT VÀ KHOA HỌC

Từ khi bắt đầu thời kỳ hiện đại, ý niệm về tri thức đã trở nên phụ thuộc vào ý niệm khoa học. Được qui giản về những điều chính yếu, khái niệm hiện đại về khoa học gồm:

- Trước tiên, là tri thức có thể được thu nhập, trật tự hóa, và phân loại qua khái niệm trừu tượng hình thức.

- Thứ hai, tri thức dễ dàng đến với tất thảy mọi người qua việc mở rộng tương đương cơ bản, nếu các qui tắc về phương pháp luận và biểu đạt được tôn trọng.

- Thứ ba, mục tiêu quá trình nghiên cứu khoa học là tiến gần hơn đến hiện thực bằng phương cách có hệ thống, theo chiến lược cơ bản về “khách thể” (objectivation) của tri thức qua trí tuệ và logic.

Thể chế đại học hiện hành tiêu biểu cho khái niệm khoa học này. Nó sản xuất và biên soạn tri thức theo cách sao cho phù hợp với ý niệm khoa học được chấp nhận. Nó đảm bảo cả 2: tích hợp các qui tắc qui ước liên kết với ý tưởng khoa học hiện hành và, phương cách đúng để nắm vững chúng. Vì thế thể chế đại học đảm bảo “chức năng” khái niệm khoa học, duy trì phê chuẩn tình trạng và khả năng bộc lộ tác dụng của nó. Qua thể chế đại học, các ý niệm tri thức và khoa học như đồng nhất, vì thế được giữ trong một đơn vị, và được đặt tại trung tâm ý tưởng mang tính cách mạng thời hiện đại, chi phối hình ảnh tự thân của xã hội định hướng kỹ thuật hiện thời.

1.2 ĐIỀU GÌ KHIẾN TRI THỨC LÀ MỘT KHOA HỌC?

Tuy nhiên, cho dù tri thức ngày nay được đồng nhất rộng rãi với khoa học, thì cũng không được quên rằng khái niệm tri thức là khoa học không phải là khả năng duy nhất. Một cách lịch sử và có hệ thống, có những cách khác để hiểu tri thức – như sự khôn ngoan, như triết học hay khả năng xã hội, và vài ví dụ như thế. Nhìn từ góc độ hời hợt, tất thảy các mô hình tri thức này đều hữu dụng và thiết thực như khái niệm khoa học. Vì vậy, vấn đề chủ yếu là: Tại sao khái niệm khoa học trở thành khái niệm tri thức quan trọng nhất ? Cái gì là đặc điểm của khái niệm tri thức khi được xem như khoa học? Và điều gì làm cho tri thức khi được xem như khoa học lại thành công đến thế?

Nếu các vấn đề cơ bản này được trả lời, thì thật thích đáng cho việc nghiên cứu, trước tiên là khoa học hoạt động như thế nào.Điều gì là chính yếu trong cơ cấu tuyệt đối của nó, đặc trưng các quá trình và đặc biệt cách thức về phương pháp luận nhận thức của nó ?

Sẽ sớm sáng tỏ rằng phương cách đặc biệt mà khoa học vận hành có thể chỉ được bộc lộ một cách đầy đủ, không quá nhiều nếu nội dung của nó được khảo sát, nhưng sẽ rất nhiều nếu phương cách cư xử hình thức của những nội dung này, nghĩa là, phương cách nói về khoa học, những đặc tính của “hàm ngôn” của nó, được tiến hành và phân tích. Tri thức thay đổi thành khoa học bằng cơ cấu biến đổi mà nó chứa đựng một quá trình thiết lập một bộ qui tắc vững chắc, một cách trung gian giữa những chủ thể nhận thức vấn đề (intersubjectivity) và một chuỗi tường thuật và các qui ước ngôn ngữ học. Nó, một cách bản chất, là vấn đề về cách phát âm (hay khớp nối ngữ âm – articulation), một vấn đề về ngôn ngữ.

1.3 TIẾP CẬN NGỮ HỌC VỀ PHÂN TÍCH TÂM LÍ

Kể từ những khám phá triết học vào đầu thế kỷ 20, ngôn ngữ và nói đã thích hợp với những đề tài cơ bản của hấu hết các lý thuyết khoa học nổi bật (cf. Whorf 1940). Sau nhiều năm,. việc nói đã trở thành sự thuyết phục rộng lớn như một hành động sáng tạo cùng phát ra điều được nói đến.

- Đầu tiên, trong mối quan hệ cơ bản với đối tượng và

- Thứ 2, trong phương cách phát âm của nó.

Cách mà tôi nói về một vấn đề ảnh hưởng rất nhiều đến việc xuất hiện của vấn đề này và “sự thật” của nó. Qua sự mở rộng nào đó, vấn đề thậm chí phụ thuộc vào cách nói của tôi. Nếu tôi thay đổi một cách có ý và không có ý chiến lược về cách nói của mình, thì vấn đề thường bộc lộ các mặt đã được giấu trước đó[cf. Arrive 1992, Bracher 1998, Fink 1995].

Phân tích tâm lý kể từ lúc thiết lập bởi Sigmund Freud, đã đặt thời điểm sáng tạo về ngôn ngữ này vào trung tâm sự tiếp cận của nó. Qua phân tích tâm lý, đã chứng minh rằng không chỉ vấn đề phụ thuộc vào hành động nói, mà hoạt động của chính việc nói còn phụ thuộc vào cấu trúc tập hợp của ngôn ngữ (cf. Benvenuto 1988, Lemaire 1977). Ngôn ngữ đúc khuôn sự thật của vấn đề. Theo phân tích tâm lý, cấu trúc mà ta lĩnh hội được như “thực tại” là một hệ thống một cách cơ bản được tạo bởi ngôn ngữ, ví dụ, những hành động phát biểu hỗn tạp xuất phát từ mối quan tâm đặc biệt và xã hội, văn hóa và ý nghĩa chính trị mở rộng của chúng [cf. Sarup 1992].


Mặc dù không thể nghi ngờ rằng các cách nói, hiện thời được tập hợp lại trong thuật ngữ mang tính giống loài là “khoa học”, là khác biệt vốn có, sai lệch và biến thiên, và đều được phát triển qua một quá trình thường trực, một thứ hình học thô dường như vẫn là khả năng cơ bản về tiếp cận cơ bản như thế. Qua việc phân tích hàm ngôn, đặc tính của khoa học đương thời có thể thể hiện chính nó. Do đó luận điểm ban đầu của bài tiêu luận này có thể là “khoa học” – các phương pháp và giả định – có thể được khảo sát như nhân tố “cá nhân nhận thức” (cognitive personality) của con người hiện đại. Phải nói là khoa học biểu đạt khái niệm-hình ảnh (concept-imagery) đời sống thường ngày của con người, và chỉ là thế giới biểu tượng riêng tư của một cá nhân, có thể được sử dụng qua phân tích ngôn ngữ chủ thể bằng phân tích tâm lý, vì thế sự phân tích ngôn ngữ khoa học như thế có thể dẫn đến những hiểu biết sáng suốt (insights) giúp con người sửa đổi và cải thiện chính họ.

Tùy theo những suy xét này, vấn đề phải được chất vấn vào lúc bắt đầu việc khảo sát khoa học mang tính phân tích tâm lý, và không vận hành như “khoa học là gì?”, đúng hơn là: “việc nói của khoa học có thể được mô tả như thế nào?”

1.4 HÀM NGÔN LÀ GÌ?

Theo Jacques Lacan, hàm ngôn là:

Thứ i, là chiến lược chính về lý luận, và

Thứ ii, hệ thống hình thức về cách nói.

Một hàm ngôn (từ tiếng Latin “discurrere = to jump back and forth, to run around = nhảy phóc hay chạy lòng vòng), “chạy long vòng” vì nó tìm kiếm cái mà nó thiếu. Nó xác định chính nó trong quan hệ với điều nó thiếu và trong thái độ đối với hệ thống biểu tượng của ngôn ngữ bằng cái mà nó được truyền.

Phân tích chức năng của một hàm ngôn, điều quan trọng là khám phá bất cứ hàm ngôn nào – kể cà hàm ngôn khoa học – được xác định và sáng tạo bởi 3 sự kiến tạo được cài vào nhau, điều mà Lacan gọi là điều Thật (the real), điều Ảo (the imaginary)Biểu tượng (the symbolic).


Ba “điều khoản” này (như Lacan đặt cho chúng) được xem như không những là hằng số mang tính hệ thống về bản chất con người, mà còn là những yếu tố cơ bản, có cấu trúc của mọi hình thái ngôn ngữ học của tri thức và kinh nghiệm. Chúng là – tương tự như ld, Ego và superego của Freud (*) – các yếu tố nhân lọai học cơ bản về mọi hành vi của nhận thức. Vai trò tương tác qua lại giữa 3 điều khoản trên sản sinh mọi thứ mà chúng sẽ trở thành tiền hiện thực (formative for reality) như ý thức và hiểu biết cá nhân. Về thực chất, tất thảy 3 điều khoản này là sự biểu đạt (expression) về “khát vọng” (desire), rằng quyền lực cơ bản được giấu nào đó gắn chặt với sự tồn tại của một cá nhân và kích động mọi hành vi kiến tạo thế giới bằng lời phát biểu (utterance) (cf. Bracher 1998).

Ta hãy xem xét kỹ hơn chút về các điều khoản này, xem những gì chúng sắp làm và chúng tương tác với nhau như thế nào để định hình tri thức và tính chủ quan (subjectivity) – để sau đó xúc tiến việc phác họa một cách chính xác hơn tương quan của chúng với hình thái khoa học (figure of science). Lacan muốn nói gì với Thực, Ảo và Biểu tượng?

1.5 ĐIỀU THỰC

Cái thực gần như là khái niệm hấp dẫn nhất trong phạm vi thuật ngữ mới của Lacan mà chắc là vượt qua được những giới hạn phân tích tâm lý của Freud trong điều kiện của thời đại này. Điều mà Lacan trong trò chơi ngôn ngữ tinh tế gọi là điều Thực – như tương phản với nghĩa qui ước về “thực tại” – đầu tiên và trước hết phải liên quan đến kinh nghiệm, một thứ luôn để ngỏ khi ta muốn kết luận về một cái gì đó. “Cái gì đó”còn lại này kiên định lẩn tránh quyền tiếp cận của người muốn sử dụng. Đây là – theo Lacan – một kinh nghiệm mà mỗi chủ thể phải trải qua không những trong mối quan hệ với các đối tượng của chủ thể nhận thức, mà còn trong mối quan hệ với với chính chủ thể. Nó là phần điều kiện về con người mà một chủ thể không thể lĩnh hội một cách trọn vẹn về chính chủ thể đó, và mỗi chủ thể tập hợp lại xung quanh một cái gì đó như một khoảng trống, xung quanh một cái gì đó còn chưa bị chiếm chỗ bởi chính ý thức của chủ thể. Mỗi người trong chúng ta dường như tồn tại và luôn bất hoàn chỉnh, mặc dù chúng ta khao khát một cách tuyệt vọng về ý thức đầy đủ và một phần nào về sự hoàn chỉnh hay hoàn hảo xuyên suốt cuộc đời mình (cf. Lacan 1982).

Nói cách khác, khoảng trống mà chủ thể tùy ý sử dụng như cái “tôi” được đính kèm bởi điều Thực, mà nó biểu đạt sự bổ sung của cái “tôi” đó. Điều Thực là điều chưa được biết, hoặc, như từ của Lacan, là điều “phi-đồng nhất”(non-identical). Nó biểu thị khoảng trống chưa bị truy cập tối thượng vượt ngoài cái “tôi” của chủ thể. Mọi khao khát của con người cuối cùng đều là mong muốn gặt hái ý thức và quyền lực đối với khoảng trống này để vượt qua các giới hạn tồn tại của chủ thể, để tìm kiếm sự hoàn toàn, sự thỏa mãn đủ đầy, và để gặt hái một “giải pháp tối hậu” (ultimate solution), tuy chủ thể có thể chẳng bao giờ đạt đến một cách đầy đủ, và đặc biệt là chẳng bao giờ vì một sự thỏa mãn lâu dài. Vì thế chủ thể buộc phải luôn hành động. Từ quan điểm này, điều Thực có thể được hiểu như khoảng trống hữu ích bên trong bản chất con người. Nó luôn nhắc nhở chủ thể về tình trạng cơ bản chưa hoàn thành của chủ thể, và tình trạng này bộc lộ chính nó trong cái phi-tùy ý không thể thay đổi (the irrevocable non-disposal) về sự trọn vẹn ảo và cứu cánh không có kết thúc và không thể đạt được của chủ thể. Vì điều này, điều Thực tham gia kiến tạo chủ thể như một tồn tại được gia công, mà nó có thể không bao giờ được kết thúc và phải tái định nghĩa chính nó một cách thường xuyên qua những đối tượng là việc làm và qua thành tựu về tri thức của chủ thể (cf. Laing 1960).

1.6 BIỂU TƯỢNG VÀ ĐIỀU ẢO

Cố gắng suy nghĩ điều Thực nghĩa là đối chất với bí ẩn tồn tại tự thân chính nó. Điều Thực đe dọa chủ thể, vì nó là điều không thể dò được, một điều mà chủ thể không thể kiểm soát. Để lột trần bản chất hiểm ác của nó, điều Thực trước tiên phải được lên khung hình, nó sẽ trở nên “quen thuộc”, sau đó được chuyển thành những đối tượng cụ thể có khả năng hợp nhất nó, do đó nó được “khách quan hóa”. Chủ thể có cơ hội nắm quyền kiểm soát điều Thực chỉ khi:

- Đầu tiên, chuyển đổi kinh nghiệm về điều Thực thành ý nghĩa qua sức mạnh được tăng cường của điều Ảo.

- Thứ đến, nếu chủ thể hướng nó vào đối tượng biểu tượng (ví dụ: trong điều mà với ý thức rộng nhất, có thể được hiểu như một yếu tố “ngôn ngữ” mà qua đó sự sáng tạo của con người biểu lộ khát khao về điều cụ thể "tốt hơn", và hình thức vật chất – chẳng hạn, chiếc xe như đối tượng về địa vị không những vì nó có chức năng, mà còn vì “ý thức” tâm lý nữa).

Tóm lại, hoạt động sống cơ bản của chủ thể bao gồm một cách có ý thức hoặc vô ý thức những đối tượng choán chỗ của thực tại vật chất “không thực” cùng với “ý thức” bí mật, chưa được biết của điều Thực. Như thế, một mặt điều Thực là vết thương của chủ thể, mặt khác nó cũng là người đảm bảo đời sống tích cực trần tục của chủ thể trong một nửa bóng râm của lịch sử. Điều Thực giữ cơ cấu sống mà cơ cấu này gắn bó chủ thể - cho chủ thể điều gì đó để thực hiện. Nhưng đồng thời điều Thực như cái phi-nắm bắt tối hậu (ultimate non-graspable) cũng cứ mở tung sự tồn tại của con người bằng việc thường xuyên chống lại chức năng ảo của cái “tôi”, cái mà như tính tự yêu mình một cách vô ý thức, một cách kiên trì, được cộng gộp và dẫn đến các xu hướng mang tính quyết định.

1.7 CÂN BẰNG BA ĐIỀU KHOẢN

Sự việc nào đó bây giờ sẽ quyết định vai trò hấp dẫn giữa điều Thực, điều Ảo và Biểu tượng. Toàn bộ hệ thống chỉ hoạt động thích hợp nếu tất thảy 3 điều khoản đều tham gia như nhau. Tính kinh tế tâm linh của chủ thể (the psychic economy of the subject) chỉ hoạt động “bình thường, lành mạnh" nếu cả 3 trật tự cân bằng lẫn nhau. Nếu 1 trong 3 điều khoản quá được nhấn mạnh, nó sẽ ảnh hưởng và áp đảo hơn 2 điều khoản kia. Và nếu 1 trong 3 điều khoản yếu đi, 2 điều kia sẽ sinh sôi nảy nở gây mất cân bằng. Khi đó chủ thể sẽ bị dồn vào quyền lực khắt khe của chúng. Trong cả 2 trường hợp thì hoặc là xu hướng nguy hiểm cho 1 phía hoặc là tình huống “loạn thần kinh”(neuroses)[cf. Fink 1995].

1.8 DỊCH CHUYỂN TỪ SỰ THẬT TÂM LINH SANG LÍ THUYẾT KHOA HỌC

Theo Lacan, tính kinh tế của hệ thống khoa học tuân theo cùng qui luật như tính kinh tế tâm linh của chủ thể. Xung đột phát sinh giữa 3 điều khoản – điều Thực, điều Ảo và Biểu tượng – không những định hình tinh thần (psyche) của chủ thể, mà còn kiến tạo khoa học có cấu trúc. Do đó, những gì là sự thực đối với chủ thể thì cũng là sự thực đối với khoa học [cf. Bowie 1979]. Các nỗ lực khoa học đều được tạo nên và thúc đẩy bởi điều Thực. Điều Ảo định hình các đối tượng quan tâm và xác định các mục tiêu có thể. Biểu tượng cung cấp các công cụ để thực thi và truyền đạt – các hệ thống truyền thông và tổ chức sẽ cụ thể hóa và chia sẻ nhận thức.

Khi cả 3 điều khoản này đều hiện diện một cách cân đối, mọi việc được cân bằng. Nhưng khi 1 điều khoản quá bị nhấn mạnh, hệ thống sẽ trở nên mất ổn định. Ví dụ như nếu sự ràng buộc khoa học tập trung chẳng gì hơn vào sản phẩm lý thuyết, thì sẽ có rủi ro hình thành những ảo tưởng và điều Ảo “cất cánh”. Tuy nhiên, mặt khác nếu yếu tố biểu tượng quá được nhấn mạnh, thì sẽ có nguy cơ khoa học trở thành một công nghệ đơn thuần, tương quan với sự xa lánh của chủ thể và với tính nhân đạo nói chung của khoa học [cf. Felman 1987].

Nhưng cũng còn một chuẩn đoán về phân tích tâm lý học quan trọng mang tính quyết định đối với việc khảo sát khoa học. Kinh nghiệm cơ bản của chủ thể tại trung tâm vai trò của 3 điều khoản chỉ ra rằng không có “tính khách quan”, tri thức trung hòa có thể tồn tại độc lập với quá trình chủ quan. Tri thức có giá trị hoặc yêu sách sự thật thì ràng buộc chắc chắn với sự tồn tại của chủ thể, vì kinh nghiệm về “sự thật” của chủ thể phụ thuộc vào mối quan hệ có ý thức và vô thức của chủ thể với 3 điều khoản trên. Chẳng hạn, nếu chủ thể thiên về điều ảo hơn điều Thực và Biểu tượng, sự thực của nó sẽ không như nhau như đối với chủ thể thiên về Biểu tượng và loại bỏ điều Ảo và điều Thực. Và một chủ thể hoàn toàn tập trung vào kinh nghiệm huyền bí của mình về điều Thực sẽ xem những khía cạnh khác thật hơn một chủ thể hoàn toàn hướng đến sự đảm bảo vật chất của Biểu tượng.

Theo Lacan, điều này cho biết sự thật mà không có chủ quan là không thể nhận thức được (inconceivable), phải nói là nó luôn phải “trải qua”(pass through) chủ quan tính [cf. Lacan 1982]. Đây cũng là lý do tại sao một chủ thể không thể đơn giản chấp nhận tri thức của một chủ thể khác trên mặt bằng biểu tượng (symbolic plane), nếu chủ thể muốn sự thật. Trên mặt bằng biểu tượng chỉ có sự hòa giải, không có sự thật. Cho nên, mọi dự thảo tri thức (knowledge drafts) phải được liên tục diễn giải và, vì thế, luôn được chủ thể đổi mới.

Lacan chỉ ra rằng, trong phạm vi tất thảy các hàm ngôn khác cũng như trong phạm vi hàm ngôn khoa học, tất thảy 3 điều khoản hoạt động một cách phức hợp, cho dù không phải lúc nào cũng ở mức ý thức đầy đủ. Sau cùng khoa học là một chi nhánh kinh nghiệm về thế giới của con người, như những chi nhánh khác. Trong hệ thống gọi là khoa học có thể không có sản phẩm và thực chứng tri thức độc lập của chủ thể đơn độc thực hành khoa học, và độc lập với vô thức của chủ thể. Đúng hơn, tổng vô số hoạt động nhận thức của chủ thể trong việc tìm kiếm “sự thật” của điều Thực tương quan bên trong với cơ cấu thuộc lĩnh vực gom góp lịch sử, kiến tạo nên hình dạng của “khoa học”.

1.9 TRI THỨC LÀ PHƯƠNG TIỆN KHOA HỌC: ƯU TIÊN BIỂU TƯỢNG

Ở điểm này, chúng ta đến ngay trung tâm phân tích khoa học của Lacan. Lacan quan sát rằng hàm ngôn khoa học đương đại dường như tiếp tục nhẫn nại phớt lờ những khám phá phân tích tâm lý cơ bản về tương quan cấu trúc giữa 3 điều khoản và giữa nhận thức, sự thật và tính chủ quan. Cho nên chính xác là, theo Lacan, hàm ngôn khoa học hiện hành mang đặc tính với 2 hình thức đặc biệt về loạn thần kinh chức năng (neurosis).

Bằng việc bổ sung cho công cụ của Lacan để thám sát hàm ngôn khoa học, trước tiên nó đã trở nên rõ ràng rằng hàm ngôn này quá nhấn mạnh (overemphasize) điều khoản về Biểu tượng qua việc tập trung vào sự hấp dẫn hình thức, tính khách quan và sự biểu hiện của khoa học. Việc chuyển dời cân bằng giữa 3 điều khoản thiên về Biểu tượng xảy ra do chi tiêu của điều Ảo và điều Thực. Theo cơ cấu tham chiếu logic của khoa học hiện đại, 2 điều khoản này vẫn bị loại trừ khỏi phạm vi “nhận thức” và “tri thức”. Từ quan điểm hiện đại, khoa học có thể “luôn nhất quán” (consistently) là khoa học chỉ khi nhận thức được chấp nhận mà không có những cặn bã mang tính chủ quan, vô thức hay ảo.. Mặc cho nhiều cố gằng nhằm sửa đổi đòi hỏi này trong thế kỷ của chúng ta (20th), định kiến chi phối này, trên diện rộng, vẫn chưa bị phá vỡ.


Từ quan điểm phân tích tâm lý, về ưu thế thực sự của biểu tượng và của định đề khách quan (objectivity postulate) ta phải đi đến kết luận là chủ thể khoa học không thể đạt đến chiều kích kinh nghiệm về sự thật. Và quả thật, trong hệ thống khoa học hiện đại, vị trí của sự thật bị chiếm bởi sự đúng đắn (rightness), hướng nó về phía loại bỏ kỹ thuật điều cụ thể. Chứng loạn chức năng thần kinh trước tiên của khoa học chứa đựng khát khao phiến diện (one-sided) về quyền kiểm soát xác định tự nhiên và con người, những thứ đã – với điếu kiện loại bỏ điều Thực và điều Ảo – thừa nhận các đặc tính bệnh lý [cf. Lacan 1982, Schneiderman 1983].

1.10 TRI THỨC LÀ PHƯƠNG TIỆN KHOA HỌC: HÃY VƯỢT LÊN CHỦ THỂ

Hơn nữa, khái niệm khoa học từ thế kỷ 19 đã cố gắng có thứ tự để vượt lên tầm quan trọng của chủ thể , thành một bộ phận tích hợp của tri thức. Nó chứng tỏ đòi hỏi này qua việc chỉ ra sự cần thiết xã hội về nhóm (contingent),về liên chủ thể (intersubjectivie), về tri thức chuẩn cho khả năng thực dụng để hành động. Nỗ lực khoa học liên tục mang tính ý thức hệ này chống lại chủ thể trong tri thức và nhận thức qua nhiều năm đã sản sinh những hiệu ứng của nó. Ngày nay, trong việc sử dụng lý luận khoa học chống lại chủ thể thì có vẻ hầu như không có khác biệt giữa các trào lưu cánh trái và quần chúng chính trị cánh phải.

Khẩu hiệu của thế hệ 68 “Giải phóng trí tưởng tượng!” (L’imagination au pouvoir !), một cách nghịch lý bắt nguồn từ các trường ĐH muốn điều Ảo thừa nhận quyền lực (phải thừa nhận rằng nhờ đó khẩu hiệu bao hàm luôn việc củng cố các dự án ý thức hệ “liên chủ thể” (intersubjective). Kể từ khoảng giữa những năm 80 quả lắc quay sang hướng đối lập. Lời kêu gọi khắp nơi của xã hội truyền thông thẩm mỹ nêu: “Biểu tượng lên nắm quyền!” (Symbolic to power !). Được định hướng một cách kỹ thuật (technically oriented), logic công cộng trải rộng niềm tin (đã được tiếp thu rộng rãi) vào khoa học “khách quan” và lý tưởng về kiểm soát cơ cấu đối với tự nhiên, thời gian và con người. Tính khả thi trở thành tiêu chuẩn trung tâm của thời hiện đại. Một mặt sự trải rộng khái niệm khoa học lại được khát khao tại các trường ĐH, nơi trước tiên nên phục vụ việc đáp ứng các yêu cầu xã hội của xã hội qui trình (proccessual) đang lên. Mặt khác, trong thực tế, sự thu hẹp có ảnh hưởng sâu rộng của những chiều kích và dải băng tần của khái niệm khoa học đang diễn ra phổ biến, phù hợp với qui giảm luận “khách quan” dựa trên sự tiến triển đều đặn về ý thức hệ, mà nó đang trở thành tín ngưỡng không thể bác bỏ của xã hội .

Yếu tố quyết định ở đây là lúc bắt đầu thiên niên kỷ mới, định đề khoa học về khách quan “kỹ thuật” đã được chắt lọc qua bất cứ “sự can thiệp” chủ quan nào một cách không thể nhận thấy, và đạt được gần như trạng thái siêu nghiệm (transcendental status). Cho nên, thời điểm của “sự thật” mang tính chính trị - hợp đạo đức cá nhân (personal ethico-political “truth”) liên tục rút về hậu cảnh là lúc có lợi cho sự nổi lên của sự “trung hòa”, ích lợi thiết thực. Trong tình huống này, thay cho chính trị và đạo đức, tính thẩm mỹ ngày một tăng phải chấp nhận chức năng về ý thức, mục đích và ý nghĩa của chủ thể. Có một xu hướng phân cực giữa tính khách quan xác định một cách kỹ thuật (technically defined objectivity)chi phối không gian công cộng, và tính chủ quan xác định một cách thẩm mỹ (aesthtically defined subjectivity) lùi về không gian riêng. Sự phân cực này đang bắt đầu tương ứng một cách rõ rệt với mô hình làm việc “cổ điển”của khoa học tự nhiên (ưu tiên về chức năng thay vì sự thật, sự việc ngẫu nhiên, việc cá nhân, tự do giá trị, luân lý như một liên quan riêng tư). Dưới ảnh hưởng của tự-khái niệm (self-concept) về khoa học hiện đại, chủ thể và kinh nghiệm về sự thật của nó đang trở thành một cái gì đó có thể bị bỏ mặc, một cái gì đó quan trọng thứ cấp [cf. Lacan 1982].

2. VIỄN CẢNH ÁP DỤNG PHÂN TÍCH TÂM LÍ LACAN ĐỐI VỚI LÍ THUYẾT KHOA HỌC

2.1 CƠ CẤU TRUNG TÂM CỦA HÀM NGÔN KHOA HỌC

Giờ thì, toàn bộ điều này có ý nghĩa gì cho câu trả lời mang tính phân tích tâm lý đối với vấn đề trung tâm của chúng ta: điều gì khiến tri thức với tư cách là khoa học thành công? Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này như thế nào, nếu cứ giữ trong tâm trí vai trò trung gian của 3 điều khoản và 2 chứng loạn thần kinh đặc trưng cho hàm ngôn khoa học?

Theo Lacan, để đạt đến tính khách quan và sự việc ngẫu nhiên của tri thức mà không có bất kỳ sự can thiệp chủ quan nào, khoa học trong cấu trúc cơ bản của nó, một cách nghịch lý luôn phải liên hệ với quyền lực của một người thầy hoặc nhà hiền triết vắng mặt, “đã chết”, những người mà nói theo nghĩa đen, tiêu biểu cho “cốt lõi của tri thức” (body of knowledge), Sự tồn tại của khoa học khách quan, một cách nghịch lý, luôn dựa trên sự tồn tại của quyền lực chủ quan. Nó không cơ bản là vấn đề về một người, mà là một chức năng tạo kết quả. Lacan gọi chức năng này là “biểu đạt thầy”(master signifier). Ý niệm này chỉ đến trường hợp cơ bản cần thiết cho sự khởi đầu và tổ chức một lĩnh vực hàm ngôn. Trường hợp cơ bản này luôn đặt nền móng qua quyết định đầy thuyết phục (forcible decision). Vị thầy ấy lôi kéo quyền lực của mình từ giả định về sự liên quan bề ngoài đặc biệt với điều Thực. Mặc dù khoa học công thức hóa lý thuyết về thực tại và xác nhận hay xuyên tạc chúng bằng phương tiện kinh nghiệm trong phạm vi hệ thống các qui tắc, một cách vô thức tại gốc rễ của quyền lực của nó luôn có hình dáng của người biết (knower). Người biết – thường chống lại ý chí của mình – một cách vô thức được xem như người cõi trên mà dường như đã hợp nhất trong phạm vi mình khả năng về sự toàn vẹn hoàn toàn hoặc “kết luận” về tri thức. Anh ta dường như đã đạt đến “không gian của điều Thực” (space of the Real), và vẫn là người trần. Sự ngẫu nhiên cá nhân được thừa nhận của vị thầy góp phần vào niềm tin về khả năng theo đuổi và phòng vệ mục đích cao quí nhất của khoa học – Dự án cho việc đạt đến sự ngẫu nhiên toàn diện và tính khách quan của tri thức có ý nghĩa là đại diện của chính điều Thực. Theo Lacan, hy vọng mang tính hệ thống đối với sự ngẫu nhiên hoàn toàn (complete contingency) của tri thức, phải được gọi là “khoa học” [cf. Lacan 1982].

Rõ ràng sự ngẫu nhiên tri thức (the contingency of knowdlege), nếu nó toàn diện và không có bất cứ mâu thuẫn nào, phải được định vị không những trong vị thầy-người biết (master-knower), mà còn tại “trung tâm” của đối tượng nhận thức. Một cách tối hậu, chính đối tượng phải được qui định để hình thành một đơn vị hoàn chỉnh trong chính nó để có thể được “đọc” một cách chính xác, một cách khách quan và không có mất mát, bởi khoa học. Nhưng trong cuộc sống cụ thể - và cũng trong thực hành khoa học – mỗi sư thật của đối tượng vẫn còn chưa hoàn chỉnh và mang tính bộ phận đối với chủ thể. Thế nên – bằng phương tiện của hệ thống qui giảm biểu tượng – hàm ngôn khoa học một cách ngấm ngầm cố gắng xem sự thật một phần của đối tượng là hoàn chỉnh. Nói cách khác, hàm ngôn khoa học có gắng xếp cái phi-đồng nhất (điều Thực) dưới sự đồng nhất toàn diện được qui định mà nó đã định vị tại trung tâm của đối tượng. Như thế nào? Bằng cách qui giảm đối tượng về mức biểu tượng của nó, và được thực hiện qua các phương pháp biểu đạt “khách quan”và tái cấu trúc hình thức.

Để thành công trong hoạt động quyết định sự toàn diện này và đồng thời với qui giảm “khách quan” và biểu đạt về đối tượng, hàm ngôn khoa học xác nhận rằng có thể có siêu thường khuôn mẫu (superordinated pattern) hay siêu-hàm ngôn (meta-discourse), cái được cho rằng không phụ thuộc vào logic chủ quan về một hàm ngôn “thông thường”. Siêu-hàm ngôn này – ngôn ngữ của chính khoa học – nhắm đến việc được cấu trúc bằng cách mà có thể làm cho “sự thật hoàn toàn” (complete truth) về một đối tượng thể hiện và có thể chia sẻ với mọi chủ thể khác. Rõ ràng là hàm ngôn khoa học, bằng cách đó, nhận ra vai trò quan trọng của điều Ảo với chức năng như khả năng tưởng tượng và tính sáng tạo – nhưng chỉ như trạng thái “tiền-khoa học” (pre-scientific) trong quá trình nhận thức. Vị trí liên ứng của sự thật khoa học một cách riêng biệt được định vị trong phạm vi điều khoản về Biểu tượng.

2.2 HÀM NGÔN KHOA HỌC TỪ QUAN ĐIỂM LACAN

Giờ thì để trả lời câu hỏi, tại sao tri thức trong tư cách khoa học thành công đến thế, tôi muốn nêu bật 2 lý luận cuối của Jacques Lacan.

Hiểu một cách lịch sử, trong các xã hội phương Tây hàm ngôn khoa học trước tiên xen kẻ hàm ngôn sức mạnh và bạo lực, và sau đó chiếm chỗ của nó. Vì khoa học hiện đại không bị trói buộc với địa vị xã hội của chủ thể, nó có ở phương diện bản chất khía cạnh xúc tiến dân chủ. Nói cách khác, hàm ngôn khoa học tạo điều kiện hủy hoại mang tính chính trị-xã hội tính phục tùng, và đồng thời, của cấu trúc giá trị. Đấy là tại sao phân tích tâm lý, đối với các xã hội phát triển một cách khoa học hoặc “các xã hội tri thức”, là đề cập đến “các xã hội không cha”. Nơi nào có khoa học trong ý thức phương Tây, thì chức năng của người cha, đường lối chỉ đạo không thể nghi ngờ và nguyên tắc có giá trị pháp lý, trở nên trống rỗng. Người cha thông suốt như truyền thống – sự hợp nhất trói buộc“tự nhiên” về quyền lực – nguyên tắc đã bị thay thế bởi bậc thầy hiểu biết, kẻ đáp ứng vị trí của ông ta một cách riêng biệt bằng khả năng và được chọn lựa như người tốt nhất trong cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ. Prometheus, đứa con trai (khoa học dân chủ) đã thắng ngược lại người cha (tri thức thứ bậc).

Prometheus đánh cắp lửa từ Zeus. 

Mặt khác, hàm ngôn khoa học là bản sao chính xác của hàm ngôn cá nhân, mà ngày nay nó đang gia tăng biểu lộ chính mình trong nhiều hình thức khắp mọi lĩnh vực xã hội và chính trị.Trong khi khoa học cố gắng thiết lập sự nhất trí và đoàn kết qua khách quan và do đó xem chủ thể chỉ như cặn bã (residue) hay tàn dư (remnant) trong quá trình nhận thức, hàm ngôn cá nhân một cách chính xác tập trung vào mặt đối lập, tức là, vào ý thức riêng tư của chủ thể về một sự thật mà nó, một cách không thể tránh khỏi, sẽ tấn công chính chủ thể. Kể từ đầu những năm 90, các trào lưu chính trị và trí thức đã bộc lộ ngày càng tăng các xu hướng thiết lập một thứ văn hóa – đối lập có định hướng – cá nhân (an individual – oriented counter – culture) nhằm chống lại “tình trạng không cha” (fatherless), “khách quan”, xã hội khoa học và điều không tưởng được nuôi dưỡng một cách kỹ trị của nó (technocratically nourished utopia). Trong xã hội dân sự, điều này đang xảy ra rộng khắp do ý thức riêng về trách nhiệm đang gia tăng, mà (đúng với sự kiến tạo tâm thần cơ bản) điều này không thể được trải nghiệm khác hơn chủ thể được. Ý thức mới về trách nhiệm căn cứ vào kinh nghiệm về sự thật của cá nhân và hiểu rõ nó một cách chính trị. Hàm ngôn khoa học cùng với phương pháp trừu tượng hình thức và sự gạn lọc ảnh hưởng của chủ thể đáp ứng ở đây như hình ảnh-đối lập (counter-image) quan trọng và do đó xúc tiến một cách gián tiếp sự tiến hóa của lĩnh vực xã hội.

Nhưng, chính xác là, các ý niệm tương tự cũng là thật đối với các trào lưu cánh phải, mà trong những năm cuối đã có được một cách đáng kể những ủng hộ viên trong những tình huống “hậu hiện đại”. Các trào lưu này “một cách cá nhân”đang cố gắng khôi phục nguyên tắc đã mất về người cha trong cung cách quyết đoán (và một cách nghịch lý đang cố gắng thuê “khoa học tính” – chủ yếu mang tính lịch sử và sinh học – chính thống (legitimisation) cho mục đích này) [cf. Bracher 1993, Felman 1987, Schneiderman 1983].

2.3 MỤC ĐÍCH CỦA LACAN:PHÁT TRIỂN HÀM NGÔN KHOA HỌC THÀNH HÀM NGÔN "PHÂN TÍCH"

Chúng ta đã hiểu, rằng khái niệm-tự thân (self-conception) khoa học không xem xét logic cơ bản của 3 điều khoản – điều Thực, điều Ảo và Biểu tượng. Vì vậy, khoa học đặc trưng bởi 2 chúng loạn thần kinh: sự đàn áp của điều Ảo và điều Thực, và sự đàn áp của chủ thể. Những đàn áp này gợi lên các trào lưu–đối lập (counter-movements) - và thường đủ mức độ ích kỷ - mang tính “định hướng-cá nhân” (individual-oriented).

Trong tình huống này, Jacques Lacan cần phải mở rộng bản tự-phác họa (self-design) về khoa học. Khoa học phải khôi phục điều Ảo và điều Thực trong hàm ngôn của nó và phải phản ảnh giá trị chủ quan trong việc thực thi nhận thức để ổn định sự phiến diện nguy hiểm ngày càng tăng của nó và phải kháng cự lại nỗi băn khoăn cũng ngày một tăng của xã hội. Nói một cách chính xác hơn: khoa học phải phản ảnh chính xác hiệu ứng vô ý thức của điều Ảo và điều Thực trong việc thực hành. Lacan vạch ra mục tiêu phát triển thích đáng của khoa học, như sự biến đổi một cách toàn diện chính nó thành một công cụ tự-khai sáng (self-enlightenment) mà nó, trong ý thức rộng nhất đáng lẽ phải có sự tiếp cận “mang tính ngôn ngữ học” và nắm giữ tiềm năng qui trình (processual). Điều này có nghĩa là khoa học không chỉ phản ảnh vai trò trung gian giữa 3 điều khoản (điều Thực. điều Ảo và Biểu tượng), xem xét các đối tượng nhận thức của nó, mà còn “làm việc thông qua chúng” (work them through-Freud): kết hợp tri thức thu được về ảnh hưởng của chúng vào những hành động riêng của nó, và một cách tương ứng trở thành một “hàm ngôn phân tích” trong tiếp cận cơ bản đến tri thức và trong phương pháp luận[cf. Lacan 1982]. Điều này có nghĩa gì?


“Phân tích” đây có nghĩa là ở trên việc từ bỏ những đòi hỏi ẩn giấu về khái niệm sự thật tuyệt đối (có nguồn gốc cơ bản ở sự bù đắp “khách quan” sự mất mát phương Tây về siêu hình học). Theo quan điểm của Lacan, mỗi – ý thức hoặc vô thức – khái niệm về sự thật tuyệt đối mang những đặc điểm ảo. Lacan đề xuất từ bỏ sự thật tuyệt đối nhằm có lợi cho các phương pháp mang tính thực dụng và hiện tượng hơn của quá trình (procedure), mà nó nhấn mạnh hơn các khía cạnh mang tính qui trình (processual) của phát triển, cũng như giá trị kiến tạo về điều kiện của tình trạng chưa hoàn thành. Đồng thời, Lacan đề xuất tập trung mạnh hơn vào thành phần chủ quan của sự thật và nhận thức (a stronger focus on the subjective constituents of truth and cognition), mà chúng – theo quan điểm phân tích tâm lý học – không thể thiếu được cho chính công việc của khoa học, vì khoa học là một quá trình mà trong chính nó không phải là “khách quan”, nhưng luôn được thực hiện bởi các chủ thể với các mối quan hệ khác nhau của họ với điều Thực, điều Ảo và Biểu tượng.

Trong ý thức này, Lacan đề xuất đánh giá một cách nguyên tắc và thực chứng việc sự thật lãng tránh tài khoản khoa học chính xác (the exact scientific appropriation). Vì sự kháng cự không thể phá vỡ này của sự thực đối với khoa học là một cơ hội cho việc tăng cường và mở rộng của tự-dự án khoa học (scientific self-projection). Việc thừa nhận một “vật cản” (barrier) cơ bản của khoa học đối với sự thật không thể nào có nghĩa là khoa học miễn-giá trị (value-free science) hoặc hủy bỏ đòi hỏi nhận thức cá biệt của nó mà về mặt văn minh nó đã mang lại nhiều hiệu ứng thực chứng.Việc tái nhận thức này mang nhiều ý nghĩa hơn là mở rộng khác biệt và đa nguyên (open pluralistic differentiation), và vấn đề các giá trị ẩn giấu của khoa học, các ý thức hệ bí mật, mà nhờ việc đòi hỏi khách quan bị phớt lờ mới trở nên mạnh hơn trong các hiệu ứng vô thức của chúng, cũng trong quan hệ láng giềng của các “rào cản” mà chúng luôn bị nguy hiểm khi quay sang định kiến có thể che dấu sự thật.

2.4 PHÂN TÍCH TÍCH TÂM LÍ KHOA HỌC

Việc phân tích thúc đẩy tự-khai sáng khoa học, tương tự với phương thức thực hiện qua một bệnh nhân đang điều trị phân tích tâm lý. Sau việc tự định hướng hợp lý bề ngoài, rõ ràng vẫn ẩn giấu một cấu trúc vô thức, trông có vẻ được thông suốt. Nếu bệnh nhân trên thận trọng lắng nghe cách nó nói, bệnh nhân đó có thể đồng ý với nó. Lacan tin rằng vô thức này được cấu trúc giống như một ngôn ngữ, nó theo các qui tắc “ngữ pháp”mà hiểu đúng nghĩa một cách khoa học, là hữu hình (tangible)

Phương thuốc phân tích tâm lý ngôn ngữ thích hợp cho tự-tri thức của khoa học (self-knowledge of science), vì, như đã đề cập, từ thế kỷ 19 khoa học một cách cơ bản là ở các qui ước biểu tượng, ít nhất ở tại trung tâm nhận dạng của nó (đòi hỏi về tính khách quan và giả định, sự trừu tượng hình thức). Khoa học một cách cơ bản được thiết lập trên sự mạch lạc của hệ thống ngôn ngữ và một cách qui ước được cho các khuôn mẫu lý luận (patterns of argumentation) – mà qua đó sự tưởng tượng của chủ thể, bị đẩy vào cùng hướng với điều Thực, được khắc ghi. Vì ngôn ngữ như một hình thức biểu tượng cung cấp khả năng phạm lỗi và mâu thuẫn, nó có thể bộc lộ phác họa biện chứng về sự đồng nhất thường lưu lại trong vô thức. Do đó, hệ thống ngôn ngữ hình thức mà khoa học sử dụng là đồng thời – khi được khảo sát như một hệ thống nói mà trong đó khát khao điều Thực được biểu lộ - các chỉ thị cơ bản trong vô thức của nó. Kết quả là, tham vọng trường kỳ tự-phân tích của khoa học (aspired permanent self-analysis of science), một cách cơ bản, dựa vào việc nghiên cứu và so sánh hệ thống ngôn ngữ hình thức và các hình thức biểu đạt khác biệt của chúng, cũng như các hệ thống tham chiếu và điều kiện tham chiếu. Việc tự-phân tích khoa học vì thế dựa trên các điều kiện cấu trúc mà trong đó phát ngôn khoa học được thực hiện.


Do đó, một cách cá biệt, thật thú vị để hiểu làm thế nào một và cùng một khám phá có thể phát triển một cách trọn vẹn bằng nhiều cách khác nhau khi biểu đạt trong những hệ thống ngôn ngữ khoa học khác nhau. Cho nên, các kết luận có thể phác họa về hệ thống ngôn ngữ hình thức đơn, hoặc các “giá trị” cơ bản (khía cạnh đồng đại), hoặc là bối cảnh lịch sử đặc trưng của nó (khía cạnh lịch lại). Do đó việc phân tích này tác động đến điều kiện biến hóa (“cứng”) cũng như tiền-biến hóa (“loãng”) của nghệ thuật mẫu hình khoa học (scientific modeling) [cf. Lacan 1982].

2.5 KẾT LUẬN: ĐẠO ĐỨC KHOA HỌC.

Việc thể chế hóa (institutionalization) sự tự-phân tích (self-analysis) như thế có thể hiểu được trong các hình thức khác nhau. Điều khoa học phải nói sau việc tự-phân tích này, được biểu đạt từ một khoảng cách nhất định và với khai sáng của nhà phân tích - những kẻ không phán xét từ quan điểm đầy đủ và khách quan, nhưng là kẻ luôn biết chính mình bị lôi kéo và đang mạo hiểm trong một trò chơi.

Nơi đâu bố trí cơ sở luận lý mới của khoa học, nơi đó tập hợp có ý thức hơn các điều kiện khoa học phụ trợ trong cơ cấu của nó [cf. Lacan 1997]. Với mô hình kinh tế tâm linh chủ thể (psychic economy of the subject), Jacques Lacan đã chuẩn bị nền tảng cho luận lý khoa học mà nó đã trở nên ngày càng cần thiết trong thời đại hủy hoại sinh thái, và sự bất ổn định văn hóa , xã hội. Trong tình trạng nguồn gốc của những luận lý như thế, rất có thể nó lại bắt đầu trao nội dung và lời lý giải cho một câu nói của Lacan, theo đấy “khoa học là một ý thức hệ mong muốn bãi bỏ chủ thể - nếu không có bất kỳ cơ hội thành công nào” (Science is an ideology which wants to abolish the subject – without any chance to succeed)[cf. Lacan 1982].

Keywords: Science, Language, Symbolic Abstraction, Psychoanalysis, Human Nature, Subjectivity, Imagination, Real.


Phan Biên dịch.

(*) Ghi chú: Siêu ngã, bản ngã và bản năng cơ bản của Freud


Freud (1940) tuyên bố rằng id (bản năng cơ bản) bao gồm: “mọi thứ được thừa hưởng, đó là món quà ngày sinh nhật, đó là điểm cố định trong kiến tạo - ở trên tất cả, vì thế, các bản năng bắt nguồn từ tổ chức tế bào thể (somatic organization) và tìm sự biểu đạt tinh thần đầu tiên của chúng bằng id trong hình thức ta chưa biết”. Sau đó thì ông nói, rằng bản ngã “có nhiệm vụ tự-bảo quản…nó thực thi nhiệm vụ đó bằng cách biết nhận thức tác nhân từ bên ngoài, bằng cách tích trữ kinh nghiệm về chúng (trong trí nhớ), bằng cách tránh tác nhân quá mức (qua đánh nhau), bằng cách thỏa hiệp với tác nhân ôn hòa (qua thừa nhận), và cuối cùng, bằng cách học cách tạo ra sự biến đổi thích hợp trong thế giới bên ngoài cho sự thuận lợi của riêng nó (qua hoạt động)..trong quan hệ với id, nó thực thi nhiệm vụ trên bằng cách đạt được quyền kiểm soát đối với những đòi hỏi bản năng”. Cuối cùng, Freud định nghĩa siêu-bản ngã như “không đơn thuần là những cá tính của chính cha mẹ, mà còn mang tính chủng tộc, và các truyền thống thân thiện được truyền lại …một siêu-bản ngã của một cá nhân trong tiến trình phát triển của nó tiếp thu đóng góp từ những người nối nghiệp và thay thế sau đó của cha mẹ cá nhân đó”.