Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

RHIZOME: THÂN RỄ.

Những ý tưởng của tôi về giáo dục khá gần với chủ nghĩa hậu hiện đại. Bài viết sau từ blog của Emily, so sánh giữa chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại.


Phan Biên dịch từ blog:


NÓI THÊM VỀ CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI 
(tôi có lẽ đã sử dụng điều này trong thực tiễn !!).

Trong bài học hôm nay chúng ta biết về 5 nhà lí thuyết của chủ nghĩa hiện đại và một trong số họ mà chúng ta xem xét hôm nay có tên là Ihab Hassan. Nhà lí thuyết này là một giảng viên đại học ở Mỹ, đã xuất bản nhiều sách và nghiên cứu khá nhiều về chủ nghĩa hiện đại. Dưới đây là bảng mà ông chỉ ra sự khác biệt giữa chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại:

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 781x224. 


Ở post sau, tôi sẽ nói về 4 nhà lí thuyết còn lại, nhưng vì chúng ta không biết tên họ nên tôi chắc là không thể làm được!!

Trong bài học này, chúng ta cũng phải biểu đạt chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại bằng những phác họa cho mỗi thứ. Đối với chủ nghĩa hiện đại, tôi vẽ một vòng tròn trong một vòng tròn (được minh họa dưới đây).

Tôi nghĩ rằng minh họa này sẽ biểu đạt chủ nghĩa hiện đại vì nó cho thấy sự trật tự theo kích cỡ những vòng tròn, hình thức vì nó cho thấy một vòng tròn và chỉ một vòng tròn, kế hoạch vì nó hẳn đã được ai đó dự trù vẽ vòng tròn trong vòng tròn, hướng vào trung tâm vì nó cho thấy trung tâm của vòng tròn, ranh giới vì vòng tròn dừng ở vòng cuối cùng và có chiều sâu vì có rất nhiều vòng tròn đồng tâm.

Bức ảnh sau cho thấy chủ nghĩa hậu hiện đại và cách tôi hình dung nó trong đầu mình:


Bức hình cho thấy chủ nghĩa hậu hiện đại thể hiện tính chất trung gian giữa các nguyên bản, là các vòng tròn gối lên nhau và tác động lẫn nhau nhằm làm mọi thứ hỗn độn, vô hình thức vì nó mở, có thể sẽ tiếp diễn bất tận và phân tán vì nó có thể xảy ra mãi và dễ dàng tản mác.

Tôi đã viết về chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại vì tôi sẽ sử dụng một khía cạnh của nó trong thực tiễn của mình sao cho lí thuyết của tôi có thể móc nối với toa xe chất đầy những vấn đề hóc búa mà tôi sẽ trình bày vào cuối năm nay.

Post bởi Emily.

Cảm ơn Emily !
=============

Lần theo những từ mới lạ trên blog của Emily tôi tìm được một khái niệm triết học, gọi là "rhizome" (lục tìm trên mạng cũng chưa có người Việt nào cập nhật), đành nhờ cậy wiki (thường thì đọc một trang wiki những vấn đề mình quan tâm, ai cũng có thể nhận ra trang wiki đó có nghiêm túc hay không).

Phan Biên dịch từ:


RHIZOME

Thân rễ là một khái niệm triết học phát triển bởi Gilles Deleuze và Felix Guattari trong công trình Chủ nghĩa tư bản và Bệnh tâm thần phân liệt (Capitalism and Schizophrenia 1972 – 1980). Đó là điều mà Deleuze gọi là “hình ảnh của tư tưởng”, dựa trên khái niệm thân rễ thực vật, có thể hiểu là đa cách (multiplicities).


THÂN RỄ LÀ MỘT PHƯƠNG THỨC CỦA TRI THỨC VÀ MÔ HÌNH CHO XÃ HỘI.

Gilles Deleuze và Felix Guattari sử dụng thuật ngữ “thân rễ” (rhizome) và “tính chất thân rễ” (rhizomatic) để mô tả những lí thuyết và nghiên cứu có tính đến các điểm ra vào nhiều nhánh và vô trật tự trong biểu đạt và diễn gỉai dự kiện. Trong cuốnMột nghìn Cao nguyên (A thousand Plateaus), họ đối lập nó với khái niệm cây thư mục của tri thức vốn phù hợp với các phạm trù nhị nguyên và chọn lựa nhị phân. Thân rễ phù hợp với những mối nối hai chiều và liên-loài (trans-species), trong khi mô hình cây thư mục phù hợp với những mối nối dọc và tuyến tính. Hình ảnh “phong lan và ong bắp cày” mà họ sử dụng được lấy từ khái niệm thuyết hỗ sinh của sinh vật học, trong đó hai loài tương tác nhau để hình thành một đa cách (vd: sự đồng nhất đã có tính chất phức tạp trong chính nó). Việc truyền gen theo phương ngang cũng là một minh họa tốt.

Khi là mô hình văn hóa, khái niệm thân rễ chống lại cấu trúc có tổ chức của hệ thống rễ cây, nó phác họa bằng đồ thị nguyên nhân dọc theo những tuyến thời gian và tìm kiếm nguồn nguyên thủy của “sự vật” và hướng đến đỉnh điểm hoặc kết luận về các “sự vật” này. Mặt khác, thân rễ được mô tả bởi “những liên kết không ngừng được thiết lập giữa các chuỗi, tổ chức quyền lực có tính chất dấu hiệu học, và những trường hợp có liên quan đến nghệ thuật, khoa học, và tranh đấu xã hội". Khác với lịch sử và văn hóa tường thuật, khái niệm thân rễ biểu đạt lịch sử và văn hóa như một bản đồ hoặc một mạng lưới hấp dẫn và ảnh hưởng rộng không có nguồn gốc hoặc căn nguyên cụ thể, vì một “thân rễ không có khởi đầu và kết thúc; nó luôn ở trung gian, giữa các sự vật, trung-tồn (interbeing), và trung-vừa (intermezzo)". Vận động hai chiều của thân rễ chống lại tính niên đại và tính tổ chức, thay vì thiên vị hệ thống du cư về phát triển và nhân giống. Trong mô hình này, văn hóa trải rộng như bề mặt của khối nước, trải dài đến những không gian có thể hoặc nhỏ giọt xuống những không gian mới, xuyên qua những vết rạn nứt và lổ hổng, xói mòn những gì nằm trên đường đi của nó. Bề mặt có thể bị phá vỡ và dịch chuyển, nhưng những nhiễu loạn này không để lại dấu vết, như nước dưới sức nặng và thế năng luôn tìm trạng thái cân bằng, và vì thế nó thiết lập một không gian phẳng.

CÁC NGUYÊN LÍ VỀ THÂN RỂ.

Dezeuze và Guattari giới thiệu cuốn Một nghìn Cao nguyên (A Thousand Plateaus) bằng cách phác họa khái niệm về thân rễ (trích từ cuốn Một nghìn Cao nguyên):

1 và 2. các nguyên lí về liên kết và hỗn tạp: bất cứ điểm nào của một thân rễ cũng có thể được liên kết với bất cứ bất cứ điểm khác nào, và phải như thế.

3. nguyên lí về bội số: chỉ khi đa tính được cư xử hiệu quả như một thực thể thì tính “đa cách” mới chấm dứt mọi liên hệ với cái Duy nhất.

4. nguyên lí về biểu hiện gẫy vỡ: thân rễ có thể bị đứt vỡ, nhưng nó có thể bắt đầu lại từ một trong những nhánh cũ, hoặc từ những nhánh mới.

5 và 6. nguyên lí về khoa học bản đồ và thú chơi Đề-can: thân rễ không tuân theo bất cứ mô hình cấu trúc hay tổng thể nào; nó là một “bản đồ và không phải là một đồ hình”.

Ghi chú: 

multiplicity: các từ điển đều dịch là "bội số" tôi thấy chưa đạt trong trường hợp này nên tôi đề nghị dùng từ "đa cách"(cũng khá gần với "đa nhân cách" của tâm lí học). Liên quan đến từ này là:

- Simplicity: đơn giản, mộc mạc.
- Duplicity: trò lá mặt lá trái, tính nhị nguyên, nước đôi.

Interbeing: một số nơi gọi là "tiếp hiện" hơi khó hiểu, tôi dùng từ "trung tồn" cho sát từ gốc.
=========
Lối diễn đạt của tôi trong box này cũng thuộc dạng "thân rễ"


multiplicity photography: nhiếp ảnh đa cách.



các ảnh đều từ nét

Khái niệm rhizome dẫn đến khái niệm rhizomatic learning, có thể dịch là "lối học thân rễ". Tuy nhiên cụm từ Việt này khó đọc và nghe cũng tối nghĩa, đơn giản vì nó không có tính chất khớp âm (articulation). Trong khi chưa nghĩ ra được cụm từ Việt hay hơn tôi vẫn giữ cách đọc của từ gốc: Lối học rai-zom..

Đây là một bài viết về lối học này trên blog của Sukaina Walji.

Phan Biên dịch từ blog:



LỐI HỌC RAI-ZOM LÀ PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM MỞ.
Sukaina Walji.

Post này trả lời câu hỏi đã được nêu sau khi xem một video của Dave Cormier nhan đề “Nắm bắt tính Bất định – Cách học Rai-zom trong Giáo dục Chính qui”.

Lối học rai-zom được đề ra như là phương pháp sư phạm cho giáo dục mở, khi sử dụng hình ảnh ẩn dụ sinh học về thân rễ, việc học diễn ra theo cách mà rể và chồi của một thân rễ phát triển và trải rộng theo nhu cầu, chỉ bị cắt tỉa bởi môi trường xung quanh (văn cảnh). Học viên trong hệ thống rai-zom xây dựng chương trình nhằm đáp ứng bất cứ thứ gì cộng đồng cần học; điều này có thể thay đổi và được thích nghi khi cộng đồng đó thương lượng về chương trình học. Cách học diễn ra qua việc thành lập mạng lưới xã hội chính thức hoặc không chính thức và qua việc xây dựng mạng lưới học tập cá nhân riêng tư. Cách học rai-zom có thể giúp phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực phức tập (Cormier, 2012).

Thảo luận.

Tôi hẳn đã nhận ra lối cư xử raì-zom ở những nơi tôi đã làm việc, khi có một vấn đề cần được giải quyết. Vì một chiến lược học tập chính qui, tôi thấy nó hữu ích trong những trường hợp khi không có câu trả lời rõ ràng dễ hiểu và khi người ta hay một cộng đồng cần cùng nhau giải quyết một vấn đề. Nó cũng có thể là một chiến lược đáng cân nhắc nhằm phát triển các kĩ năng về tư duy phê phán hoặc tạo nên bất tiện.

Vấn đề là liệu tôi có thể hình dung việc bổ sung lối học rai-zom có khiến tôi nghĩ nó có khả năng bổ sung hoặc khả năng bổ sung như thế nào hay không. Tôi nghĩ rằng việc không có một chương trình giảng dạy và việc cần một chương trình như thế sẽ hoặc có thể bắt đầu cho lối học rai-zom. Việc mở một vấn đề đã kết thúc có thể kích thích một cộng đồng tiếp bước, nhưng logic của lối học rai-zom là ta không thể khẳng định về nó. Điều này hàm ý rằng nó có thể được kết hợp như thế nào đó thành một khóa chính qui nếu học viên cần phản hồi, ủng hộ và đánh giá.

Tôi thấy sẽ dễ dàng hơn khi xem lối học rai-zom diễn ra hầu như ngẫu nhiên hoặc trong những trường hợp có tính chất cơ may, khả năng đáp ứng những điều xác thực. Khi tôi đang đọc về lối học rai-zom thì thảm kịch đánh bom cuộc chạy marathon ở Boston đang lộ diện. Phản ứng trực tuyến việc đánh bom Boston đã nhìn thấy “dân CSIs”* khoác áo choàng lực lượng thực thi luật pháp cố gắng nhận biết thủ phạm từ những bức ảnh được những người có mặt up lên mạng, những hành xử biểu hiện trên khuôn mặt có vẻ giống với phản ứng có tính chất rai-zom đối với vấn đề - ai chịu trách nhiệm vụ đánh bom Boston? Sự điên cuồng của hành động xem ra có tính chất rai-zom – một cộng đồng truyền thông xã hội đã up lên mạng và bắt đầu phân tích các bức ảnh, những cộng đồng khác bắt đầu số hóa cho cảnh sát trong khi những cộng đồng khác nữa phối hợp tiếp tế và chỗ ở cho những người Boston đang gặp khó khăn, các nhóm được hình thành và tan rã khi câu chuyện được bộc lộ. Mặc dù đây không phải là một sự kiện đáng học, nó vẫn đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề - nhằm nhận biết những cá nhân có liên quan, sử dụng các công cụ, chứng cớ và kĩ năng có thể trong cộng đồng. Trong diễn biến của sự vụ cũng đã có khá nhiều sai nhầm, người vô tội tạm bị nghi vấn và có khả năng trong vài trường hợp, những hành động của những thám tử công dân này có lẽ đã cản trở việc điều tra, như mô tả trong bài báo này. (Quả thật, hai nghi phạm đã được nhận dạng qua điều tra thông thường của cảnh sát và một bằng chứng về thân thể mà không qua những tình nguyên viên trực tuyến).

Cho dù post về đánh bom Boston trên truyền thông xã hội không phải là kiến thức có tổ chức, những hoạt động của cộng đồng mạng trong việc theo đuổi một mục đích chỉ ra những cạm bẫy khả dĩ có thể tác động đến lối học rai-zom. Cormier trong video nói rằng một số rai-zom có thể đang gây phiền toái một cách bất ngờ, và việc dùng ẩn dụ xa hơn nữa có thể một số hành vi rai-zom sẽ bóp nghẹt những loại hình phát triển khác, khi nó dẫn đến những thất vọng, ngõ cụt và sai lầm.

Lối học rai-zom và chủ nghĩa kết nối.

Lối học rai-zom là một lí thuyết mạng nhắm đến chủ nghĩa kết nối, trong đó học tập diễn ra qua việc xây dựng mạng lưới và hình thành những kết nối.

Tuy nhiên, xem ra có vài khác biệt:

Trước hết, lối học rai-zom có vẻ dựa vào cá nhân nhiều hơn. Cormier nói về việc trau dồi việc du cư khi học viên xây dựng mạng lưới học tập riêng của họ, nó quan trọng một cách khác biệt với các môn học trên mạng.

Thứ 2, lối học rai-zom tạo cảm tưởng vừa bừa bộn vừa có hệ thống hơn, không giống như mạng vi tính của chủ nghĩa kết nối vốn sử dụng ngôn ngữ của những điểm nút, thiết bị máy móc và mạng hình học topo chặt chẽ.

Sau cùng, lối học rai-zom bị giới hạn bởi môi trường hoặc nơi ở, trong khi chủ nghĩa kết nối có vẻ giống với một mạng lưới trung gian với những điểm nút đang phát triển. Trong lối học rai-zom các điểm nút có thể bị cắt đứt hoặc hình thành những điểm nút mới, vì thế nó nhất thiết phải có nhiều mạng lưới. Điều này cũng cung cấp cách tiếp cận lối học rai-zom cho các giáo trình học thay đổi một cách năng động.

Tập trung của lối học rai-zom vào việc theo đuổi tính bất định hẳn là hấp dẫn vì nó phù hợp với những hàm ngôn của thế kỉ 21 về tốc độ thay đổi, những vấn đề mập mờ và nhu cầu về các cách tiếp cận kiến thức mà nhiều học viên hơn sẽ sở hữu cả về những gì được học cũng như cách học. Với chủ nghĩa kết nối, tôi vẫn không chắc rằng có khả khả năng làm người ta cư xử theo lối rai-zom; nghiên cứu về lối cư xử của những người tham gia MOOC* gợi ý rằng nhiều học viên thấy bất tiện vì ý niệm cách học nên giống với điều gì (Kop, 2011). Hãy lấy tính tương tự ở giá trị bề mặt, phát triển của rai-zom không thể được khẳng định, có thể gây tổn hại cũng như tạo lợi ích và nó là một đáp ứng với điều kiện môi trường thực tồn. Bất cứ kế hoạch học tập nào cũng cần hiểu động lực của ngữ cảnh và văn hóa nhằm nâng cao lối học rai-zom. Tuy nhiên, vì cách cư xử của mọi người trên mạng (như đã thấy qua hậu quả vụ đánh bom Boston) chứng tỏ những lối cư xử qua mạng đang gia tăng đó được khếch đại bởi truyền thông xã hội, thì có lẽ các cách tiếp cận rai-zom trong học tập sẽ trở nên thông dụng hơn.

*CSIS: center for strategic and international studies: trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế.

*MOOC: massive open online course – khóa học mở trực tuyến đại chúng
------------------------

Phan Biên dịch từ:


THẾ HỌC - TẠI SAO CHÚNG TA DẠY HỌC?

Thế Học là lối suy nghĩ về học tập dựa trên những ý tưởng được Gilles Deleuze và Felix Guattari mô tả trong cuốn Một Nghìn Cao Nguyên. Một thân rễ, có khi gọi là cuống rễ, nó leo, bò và trườn, là một thân thực vật bám rễ và chồi khi nó mọc lan ra. Đó là một hình ảnh được D&G sử dụng để mô tả cách mà các ý tường đa tái tạo, kết nối nhau và tự sao chép.Thân rễ không có bắt đầu hay kết thúc…như quá trình học. Tôi viết bài đầu tiên về chủ đề “Thế Học: cộng đồng là chương trình học” trong một bài báo tôi viết năm 2008.

Tôi đã nói về thân rễ và việc học khoảng 5 năm trước. Tôi đã dành thời gian tốt hơn trong ba tháng cuối cố gắng tập hợp tất thảy những suy nghĩ này lại và tổ chức chúng “một cách đúng đắn”. Dĩ nhiên, vấn đề đó là toàn bộ ý tưởng về thế học là thừa nhận rằng học viên đến từ những văn cảnh khác nhau, họ cần những việc khác nhau, và nếu cho rằng bạn biết những việc này là gì thì khác nào chúng ta tin vào ma thuật. Đó là trách nhiệm đối với đa hướng. Dĩ nhiên, việc tổ chức một cuộc đàm luận, một cuộc gặp gỡ hoặc bất cứ thứ gì khác về tính chất thân rễ đều bao gồm cả việc tạo ra một văn cảnh, có lẽ cả một số ranh giới, mà trong phạm vi đó cuộc đàm luận có thể tiến triển. Tôi sẽ gắng thử và tạo một vài văn cảnh cho cuộc đàm luận về thế học bằng cách đưa ra bốn vấn đề về giáo dục…và lí giải tôi đã gắng trả lời bằng lí thuyết này như thế nào.

- Tại sao chúng ta dạy học?
- Việc học tập thành công giống với điều gì?
- Một học viên thành công giống với điều gì?
- Làm thế nào chúng ta xây dựng thành công việc học tập?

Tại sao chúng ta dạy học?

Tôi không thừa nhận rằng vai trò thầy giáo của mình là lấy tri thức trong đầu tôi và đặt nó vào đầu một người nào đó. Điều đó dẫn đến một thế giới khá giới hạn. Thế thì tại sao chúng ta dạy học? Chúng ta có tiếp tục tập tục xã hội? Tôi muốn sinh viên mình biết nhiều hơn tôi vào cuối khóa học. Tôi muốn họ tạo những kết nối mà tôi sẽ chẳng bao giờ tạo. Tôi muốn họ được chuẩn bị để thay đồi. Tôi nghĩ việc có một tập hợp chương trình học về những sự việc mà tôi cho rằng mọi người đều biết sẽ khuyến khích sự thụ động. Tôi không muốn điều đó. Chúng ta không nên chuẩn bị những nhà máy cho mọi người. Tôi dạy để gắng thử và tổ chức những quãng đường học tập của mọi người…nhằm tạo nên văn cảnh cho họ học tập.

Việc học tập thành công giống với điều gì?

"Thân rễ gắn bó với một tấm bàn đồ mà nó phải được trình bày, xây dựng, một tấm bản đồ luôn có thể tách, nối, đảo ngược, sữa đổi và có nhiều lối vào ra cùng những thăng tuyến của nó" (Deleuze và Guattari 1987,21)

Tôi nghĩ việc học tập thành công giống như tấm bản đồ đó. Không phải là một chuỗi ý tưởng được ghi nhớ, được tái tạo để sát hạch và nhanh chóng quên lãng. Mà là một cái gì đó uyển chuyển đã được tích hợp với những việc khác mà học viên đã biết. Hầu hết sự việc mà chúng ta đánh giá là “biết” đều không phải là những việc dễ dàng được chỉ ra.

Nghe có vẻ khá giống với việc học theo mạng…? Thân rễ là, theo một cách nói, một loại mạng lưới. Nó chỉ là một mạng không giới hạn, rất ư hỗn độn và không thể dự đoán, phát triển và lan tỏa theo những cách mới lạ. Vì là một mô hình tri thức, ý tưởng của chúng ta về mạng lưới vi tính, tất thảy những điểm ngăn nắp được kết nối với những tuyến ngăn nắp, tạo cho chúng ta ý thức sai lầm về sự trọn vẹn.

Một học viên thành công giống với điều gì?

Trong một bài blog mới đây, tôi đã cố gắng đưa ra ba cảnh tượng “giáo dục để làm gì” nhằm giúp cung cấp một điểm xuất phát thảo luận. Người công nhân dùng tri thức được thừa nhận và lưu giữ nó để tham khảo trong tương lai. Họ chấp nhận rằng các sự việc là thật và hành động sao cho phù hợp. Người lính cấn nhiều tri thức hơn và sẽ có trách nhiệm quyết định những việc gì sẽ là thật. Người du cư quyết định vì chính họ. Họ thu hoạch những gì họ cần cho hướng đi của riêng họ. Tôi nghĩ chúng ta nên hy vọng vào ngươi du cư.

Người du cư có khả năng học như thân rễ, để “tự-mô phỏng”, nhằm phát triển và thay đổi những ý tưởng vì họ thám sát những văn cảnh mới. Họ không tìm kiếm “cách đã được thừa nhận”, họ không quan tâm tiếp thu những hướng dẫn, đúng hơn, họ sáng tạo.

Làm thế nào chúng ta xây dựng thành công việc học tập?

Thiết lập một văn cảnh

Khi chúng ta tiếp cận bất cứ hoạt động có hướng nào, chúng ta cần hiểu làm thế nào để có thể nói về nó. Chúng ta cần học ngôn ngữ, rồi các thời biểu…những con đường tắt cho phép chúng ta tham dự một cuộc đàm luận. Điều này đi vào bộ nhớ của chúng ta. Điều này cũng tốt. Nó giúp chúng ta hiểu văn cảnh địa phương. Nó không phải điều mà tôi nghĩ là việc học tập…nó là một trong những khối cao ốc học tập. Tôi nghĩ điều này như là một đề tài mở.

Chương Trình Học của Cộng Đồng

Đã qua rồi cái thời chúng ta cần mẫn thu thập thông tin, rồi đóng gói nó để gửi cho các thợ in và chờ hồi đáp. Một chương trình học cho một khóa học là một cái gì đó, cuối cùng, có thể được sáng tạo, khi khóa học đang diễn ra. Đề tài trở thành một sân vườn, một văn cảnh thiết lập trong phạm vi đó, việc học sẽ diễn ra và chương trình học là những gì phát triển lên ở đó. Minh họa gọn gàng nhất về điều này mà tôi đã thực hiện là những mảng tùy chọn nhằm tạo không gian cho học viên sáng tạo những mảng để trình bày.

Hoạt Động

Dành cho hoạt động tuần này tôi muốn bạn lấy một phần thực hành của riêng mình và suy ngẫm về nó theo thân rễ. Nó có khớp với những gì tôi đã mô tả ở đây không? Có những mục tiêu nào bạn muốn thực hiện mà lối tiếp cận thế học không đáp ứng không? Có cách nào để thay đổi những gì bạn đang làm nhằm tạo tính chất thế học cho nó không? Những tác động gì sẽ xuất hiện? Tốt? Hay xấu?

Tôi không cần phải nói với bất cứ ai rằng họ tự do phê phán những ý tưởng này,chúng đều để ngõ, và việc phê phán là một trong những lí do lớn nhất mà tôi post những ý tưởng của tôi. Vậy nên hãy vui lòng cứ phê phán.

Tái bút

Tôi là một trong nhiều người đã tìm thấy ý tưởng của Deleuze và Guattari về “thân rễ”, nó như là một cấu trúc hữu ích để nói về học tập, giáo dục và những gì để biết. Một cách thích đáng, tôi cho rằng không có “thế học” mà bạn có thể viện dẫn và định nghĩa một cách cụ thể. Bạn có thể lấy quan điểm của Maryanne hoặc như giáo sư Glynis Cousin sử dụng nó để phê phán VLE (virtual learning environment: môi trường học ảo – nd) hoặc đào sâu chuỗi bài báo lí thú này từ năm 2004. Chắc tôi sẽ xin lỗi những học giả này vì không trích dẫn công trình của họ…nhưng, quả thực là tôi không biết về họ cho tới một thời điểm trong mùa hè này khi tôi đã đang thám sát về thân rễ từ năm 2004. Đối với những bạn quan tâm khảo sát rộng hơn của Deleuze trong giáo dục, google chính là người bạn. Tôi không có ai trong số những người tài hoa này để gánh trách nhiệm đối với những ý tưởng này…tất thảy là do tôi mượn và nhào nặn một số ý tưởng của Deleuze và Guattari, và thực ra, là hoàn toàn từ mạng lưới của tôi, vì mục đích của riêng tôi.

=============

Phan Biên dịch từ một bài viết của Dan Clinton, ĐH Chicago:



Deleuze, Gilles và Felix Guattari, "Thân Rễ", trong Một Nghìn Cao Nguyên, chú giải của Dan Clinton (Các Lí Thuyết về Truyền Thông, mùa đông 2003).

Được bố trí như phần giới thiệu phần thứ hai của cuốn CN Tư Bản và Bệnh Tâm Thần Phân Liệt, Thân Rể chủ yếu xây dựng một mô hình (một bản đồ mới) nhằm hiểu rõ kết cấu và tiếp thu về một cuốn sách. Như Deleuze viết,“quyển sách không phải là một hình ảnh về thế giới. Nó thiết lập một thân rễ với thế giới, có một cuộc tiến hóa song song giữa sách và thế giới” (11). Mô hình này, được dựng lên một cách ẩn dụ xung quanh thế luận (rhizomorphism), nó cũng tự mở rộng trong phạm vi văn bản để nghiên cứu về ngữ học và chính trị.

Thế thì thân rễ là gì? Trong ngôn ngữ văn bản thì: “Thân rễ là một cuống thực vật ngầm, tuyệt đối khác với rễ và mầm rễ. Củ và thân củ đều là thân rễ” (7). Như khoai tây, hoặc bất cứ cấu trúc nào mà trong đó mỗi điểm được kết nối một cách tất yếu với những điểm khác, không có vị trí nào có thể trở thành điểm đầu hay điểm cuối, mặc dù toàn bộ cấu trúc là đa dạng, khác thể, không đồng nhất. Deleuze gán cho thân rễ tính “đa cách”, hơn là “đa nhánh”, nó giành lấy tính chất này từ bất cứ mối liên hệ nào với “Chính Thể” (8). Thân rễ cũng như thế, nó chống lại các cấu trúc thống trị, như ý niệm về “tiếng mẹ đẻ” trong ngôn ngữ học, mặc dù nó thừa nhận chu trình đang diễn ra về những gì Deleuze xem là những khoảnh khắc “tháo dỡ”(deterritorializing)“tái lập”(reterritorializing).

Khi khoai tây là người hùng của câu chuyện này thì thân cây trở thành kẻ côn đồ. “Hình thân cây” là một từ tục. “Chúng ta chán ngán những thân cây”, Deleuze viết, “chúng ta nên chấm dứt tin tưởng vào những thân cây, rễ, và mầm rễ. Chúng làm chúng ta khổ sở quá nhiều” (15). Các thân cây là phả hệ, khi mà bằng sự tương phản “thân rễ lại chống lại phả hệ” (21). Thân cây tiến đến biểu tượng hóa sự khác biệt giữa chủ thể và khách thể, giữa kí hiệu và thụ hiệu, hoàn thiện toàn bộ logic nhị nguyên qua việc phân nhánh những nguyên mẫu, qua những định nghĩa về tập hợp lối mòn giữa rễ và nhánh.

Theo đúng nghĩa, “Thân Rễ” nhanh chóng tìm cách làm lu mờ mọi dấu tích sau cùng của chủ nghĩa Hegel, đặc biệt là đối tượng của sách: “Không còn là là sự phân ba giữa lĩnh vực hiện thực (thế giới), lĩnh vực biểu đạt (sách) và lĩnh vực chủ quan (tác giả). Đúng hơn, một tập hợp thiết lập các mối kiên kết giữa đa cách nhất định được rút ra từ mỗi loại này, vì thế, sách không có hồi kế cũng như thế giới không là đối tượng của nó, và một hay nhiều tác giả cũng không là chủ thể của nó”. Tương tự, tiểu luận này khước từ tư tưởng bản thể, thừa nhận tình trạng trung gian, logic về kết hợp, mà chúng có thể lí giải xu hướng trong văn xuôi đang nhắm tới việc dùng phép lặp liên từ.

Vì văn bản nhan đề là Thân Rễ không có nghĩa là lời tuyên bố của chủ đề (vì tiểu luận này từ chối đối tượngthụ-hiệu), đúng hơn, đó là lời tuyên bố về tính đồng nhất.

Văn xuôi dày đặc và có tính phân liệt. Tiểu luận này không đặt nặng lí luận, mà ở công phu đầy đam mê về một ẩn dụ, một mạng lưới những khái niệm nối liền nhau, sự phát triển vốn từ vựng mới mà không có điểm dừng để giải thích hay quá nhiều là một định nghĩa đơn giản. Ẩn dụ Deleuze thậm chí áp dụng vào chính văn bản và tồn tại trong đó. Văn bản phới lờ hành động mô tả tĩnh: một đạo luật sắp ban hành. Hoặc, bằng nét khác biệt riêng của tiểu luận này, Thân Rễ là một sự sắp đặt hơn là một đồ hình. Deleuze viết, “điều phân biệt bản đồ với đồ hình là nó hoàn toàn hướng đến một cuộc thử nghiệm tiếp xúc với điều thực. Bản đồ không tái tạo vô thức tiếp cận với chính nó; nó xây dựng vô thức” (12).