Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Deleuze và Guattari – Khái Niệm Thân Rễ.

Phan Biên dịch từ:


DELEUZE VÀ GUATTARI - KHÁI NIỆM THÂN RỄ.

Khái niệm thân rễ được Deleuze và Guattari phát triển trong cuốn Một Nghìn Cao Nguyên hết sức thích hợp với một thảo luận về việc thay đổi hình thể của các yếu tố truyền thông; một sự đúc kết các hệ thống ngôn ngữ học. Các tác giả thuật lại định nghĩa này:

Chúng ta hãy tóm tắt các đặc tính chính của một thân rễ: không giống như các thân cây hay rễ của chúng, thân rễ kết nối bất cứ điểm này với bất cứ điểm kia, và những đặc điểm của nó không nhất thiết phải kết nối với những đặc điểm của cùng một bản chất; nó phát huy chính những chế độ khác nhau của các dấu hiệu, thậm chí các tình trạng phi dấu hiệu. Thân rễ không thể rút gọn về Đơn hay Đa. Nó không phải là Một trở thành Hai hoặc trực tiếp thành ba, tư, năm v.v. Nó không phải là Đa xuất phát từ Đơn, hoặc thêm vào từ đơn (n+1). Nó không bao gồm các đơn vị, mà là các chiều kích, hay đúng hơn là các hướng vận động. Nó không có khởi đầu và kết thúc mà luôn ở giữa, từ điểm giữa này nó phát triển và tràn ra khỏi điểm đó. Nó kiến tạo những đa cách tuyến với n chiều kích và không có chủ thể lẫn khách thể, có thể trải rộng trên một mặt phẳng nhất quán, và từ đó Đơn luôn bị trừ (n-1). Khi một đa cách loại này thay đổi chiều kích, nó tất yếu thay đổi về bản chất, và có thể trải qua sự biến dạng. Không giống như những cấu trúc được xác định bởi tập hợp các điểm và vị trí, thân rễ chỉ được tạo bằng những tuyến. Những tuyến phân khúc và phân tầng là những chiều kích của nó, thăng tuyến hoặc sự tháo dỡ là chiều kích cực đại mà sau nó tính đa cách trải qua sự biến dạng, thay đổi về bản chất. Không nên nhầm lẫn những tuyến hay dây chằng này với cây gia phả mà đơn thuần chỉ là dòng giống được định vị giữa các điểm và vị trí…Không giống như nghệ thuật đồ họa, vẽ hoặc nhiếp ảnh, không giống như đồ hình, thân rễ phù hợp với một tấm bản đồ mà nó phải được trình bày, xây dựng, một bản đồ luôn có thể tháo, nối, đảo ngược, sữa chữa, có nhiều lối vào ra cùng những thăng tuyến riêng (xem Deleuze va Guattari 1987, tr.21).

Thi Pháp Tái Tổ Hợp cố gắng thám sát ý niệm về thân rễ qua ràng buộc mang tính hoat động kĩ thuật với những yếu tố truyền thông, cũng như qua văn bản (như trang này). Cơ giới học kĩ-thi ca (techno-poetic mechanism) thể hiện nhiều tiêu chuẩn mà Deleuze và Guattari đã mô tả ở trên. Cơ giới học kĩ-thi ca cho phép kết nối “bất cứ điểm nào với bất cứ điểm khác” qua quá trình lèo lái và xây dựng. Nó cố gắng thám sát các “tình trạng của nghĩa” khi “nó phát huy chính những thể chế khác nhau của các dấu hiệu, thậm chí tính trạng phi dấu hiệu” qua môi trường hoạt động này. Bản chất không khép kín của hệ thống có nghĩa là nó không thể rút gọn thành “Đơn hay Đa”. Tầm quan trọng của nó không nằm trong các đơn vị riêng, mà đúng hơn, ở “những hướng vận động” và hình thể mà nó tạo nên những chuỗi lí giải nổi bật. Nó cố hữu trong một không gian nổi trội nhằm “thay đổi bản chất”. Nó là một cỗ máy với mục đích hợp nhất việc “tháo dỡ” thành quá trình trải nghiệm. Nó là “một bản đồ có thể tách, nối, đảo ngược, sữa chữa, có nhiều lối ra vào cùng những thăng tuyến riêng”. Đúng như Baudrillard tuyên bố trong cuốn Mô Phỏng và Giả Tạo, nó là “dự án điên của người lập bản đồ về một tỉ lệ lí tưởng tương đương giữa bản đồ và vùng lãnh thổ”, (Baudrillard, 1994, p.2) cùng mọi chú ý của tôi với tư cách một “người lập bản đồ” liên-môn học.

Ở đây chúng ta phải hỏi làm thế nào một trạng thái như thế lại khác với Thân Rễ của Deleuze và Guattari. Nếu chúng ta nói rằng một trạng thái như thế là một sự biểu thị - thì về bản chất, chúng ta đang tuyên bố rằng mọi trạng thái sinh ra qua việc kết hợp hình ảnh, âm thanh và văn bản đều là sự biểu thị, và đây không phải là trường hợp đang đề cập. Người sử dụng một hệ thống như thế vừa rút ra những nghĩa riêng dựa trên những kếp hợp thoáng qua, cũng như nghĩa tích lũy theo thời gian có liên quan đến những yếu tố cận kề ngẫu nhiên. Tôi gọi điều này là “các trạng thái nghĩa” vì những thời điểm mà những yếu tố truyền thông có thể đảm nhận việc kết hợp để tạo nghĩa, cho dù sự trừu tượng gợi ý về một ý nghĩa được cảm nhận (xem Gendlin về Ý Nghĩa Được Cảm Nhận). Vì thế, lưu thông qua lại từ biểu thị đến biểu thị, đến những tích lũy tạo tác của trí nhớ được lượm lặt trong suốt quá trình tham gia khắp phạm vi này. Điều gì không minh bạch nhất thời, có thể tạo ý nghĩa hoàn hảo sau đó – hoặc điều tầm phào hoàn hảo, ở nơi mà nó cũng được hiểu là thích đáng với việc xây dựng văn cảnh khi được thám sát theo một kiểu cách sắc sảo.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

THẾ HỌC: CỘNG ĐỒNG LÀ CHƯƠNG TRÌNH HỌC.

Bài viết sau của Dave Cormier có một từ lạ và khó mà chưa thấy ai cập nhật:
- on the bleeding-edge: tiên tiến, xuất sắc nhất, có thể dịch là "máu" cũng được.
- snapshots of knowledge: ngẫu hình tri thức, nghĩa là tri thức cộng tác giống như nhà cổ sinh ráp nối những đốt xương khủng long và tái tạo hình ảnh về nó vậy.
- gatekeeping practice: thói quen cửa lọc (một hình thức kiểm soát).
- lines of flight: thăng tuyến (không phải là những "tuyến bay"đâu nhé).

Phan Biên dịch từ:


THẾ HỌC - CỘNG ĐỒNG LÀ CHƯƠNG TRÌNH HỌC
bởi Dave Cormier. 

"Những sự thật mà ngày nay quần chúng tán thành chính là những sự thật mà những chiến sĩ ở những tiền đồn đã giữ vững trong các thời đại của cha ông chúng ta. Ngày nay chiến sĩ chúng ta ở những tiền đồn không còn tán thành những sự thật đó nữa; và tôi không tin có bất cứ sự thật khác nào được xác định đúng ngoại trừ điều này, rằng không có cộng đồng nào có thể sống một cuộc sống lành mạnh nếu nó được nuôi dưỡng chỉ bằng những sự thật cũ rích yếu đuối như thế" - Henrik Ibsen, trong Một Kẻ Thù của Nhân Dân (1882/2000, IV.i).

Bản chất nhất thời đang gia tăng của những gì được tán dương là thịnh hành hoặc đúng đắn trong những lĩnh vực mới và đang phát triển, cũng như bước đổi thay trong văn hóa phương Tây rộng lớn hơn, đã gây khó khăn cho xã hội nói chung và giáo dục nói riêng trong việc xác định điều gì được xem là tri thức. Mô hình giáo dục hiện hành với giới chuyên gia sư phạm tập trung hoạch định và xuất bản quá tĩnh và áp đặt không thể phục vụ cho loại khái niệm hay thay đổi và nhất thời về tri thức rất cần thiết để hiểu sự đơn giản nhất về Web – những khái niệm cơ bản. Bản chất sớm nở tối tàn của Web và tốc độ mà tại đó tri thức sắc cạnh về nó và dựa trên nó đang trở nên lỗi thời, phá vỡ quá trình khó nhọc mà qua đó tri thức theo truyền thống đã được hệ thống hóa. Những phạm vi chương trình học truyền thống dựa trên tri thức được thừa nhận lâu nay, và những “chuyên gia” trong những lĩnh vực này, đều dễ dàng được nhận biết bằng cách so sánh những khẳng định của họ với những tiêu chuẩn của tư tưởng được thừa nhận (Banks 1993); những khái niệm mới hơn, hoặc trong kĩ thuật, vật lí, hoặc văn hóa hiện đại, không thể dễ dàng sánh với bất cứ tiêu chuẩn nào. Việc thiếu một trung tâm đo lường về điều gì là “thật” và “đúng” này khiến việc nhận biết những phần then chốt của tri thức trong bất cứ lĩnh vực nào trở thành một nhiệm vụ tạm thời. Trong phạm vi chương trình ít truyền thống hơn thì những nhà sáng tạo tri thức, một cách không đúng đắn, không được xem là mẫu mực như những chuyên gia truyền thống, chính qui; đúng hơn, tri thức trong những khu vực này là một tập hợp đóng góp lớn của những người hiểu biết chia sẻ việc xây dựng và tiến hóa không ngừng trong một lĩnh vực nhất định. Tri thức đã trở thành một sự dàn xếp (Farrell 2001).

Tri thức là sự dàn xếp không phải là một khái niệm mới hoàn toàn trong giới giáo dục; những nhà cấu trúc xã hội và nhà sư pham kết nối, chẳng hạn, là trung tâm của quá trình dàn xếp, như là một quá trình học. Tuy nhiên, cả hai lí thuyết này đủ để biểu đạt bản chất việc học trong thế giới online. Có một giả định trong cả hai lí thuyết, là quá trình học diễn ra một cách có tổ chức nhưng tri thức, hoặc những gì được học, vẫn còn là điều gì đó có thể thẩm tra độc lập cùng khởi đầu xác định và mục tiêu cuối được quyết định bởi chương trình học.

Phép ẩn dụ thực vật, đầu tiên được Deleuze và Guattari đề ra trong cuốn Một Nghìn Cao Nguyên (1987), có lẽ cung cấp khái niệm tri thức uyển chuyển hơn trong thời đại thông tin: khái niệm thân rễ. Thực vật thân rễ không có trung tâm và không có đường biên xác định, đúng hơn, nó được tạo từ một số đốt bán độc lập, mỗi trong số đó có khả năng phát triển và lan truyền theo cách riêng của nó, bao bọc chỉ bởi những hạn chế của môi trường (Cormier 2008). Theo quan điểm thân rễ, tri thức chỉ có thể được dàn xếp, và trải nghiệm học tập theo văn cảnh và cộng tác được chia sẻ bởi những nhà cấu trúc và nhà sư phạm kết nối là một quá trình sáng tạo tri thức cá nhân giống như quá trình xã hội, với mục tiêu hay thay đổi và những giả thuyết không ngừng được dàn xếp. Ẩn dụ về thân rễ biểu đạt một bước nhảy quyết định trong việc mô phỏng những mất mát của môt tiêu chuẩn mà ta dựa vào đó để so sánh, phán đoán và đánh giá tri thức, có lẽ đặc biệt thích hợp với mô hình cho những phương pháp tiên tiến nhất nơi tiêu chuẩn luôn thay đổi và tri thức là một mục tiêu di động.

VỀ TRI THỨC

Một định nghĩa dễ hiểu về từ “tri thức” là khó mặc dù đó là chìa khóa cho bất cứ tìm kiếm nào về hiểu biết được chia sẻ. Quả thực, như Hinchley (1998) lưu ý “Giống như những giả định văn hóa khác, định nghĩa “tri thức” hiếm khi được thảo luận một cách dứt khoát vì từ lâu nó đã trở thành một phần văn hóa và có lẽ được xem như một sự thật tự chứng, hoặc đơn giản là một phần của cách các sự vật vận hành” (36). Tuy nhiên, khái niệm tri thức là dễ thay đổi và dễ trở thành lực lượng văn hóa và lịch sử (Exhibit 1); như Horton và Freire (1990) lí luận, “Nếu hành động biết mang tính lịch sử thì tri thức của hôm nay về một cái gì đó không nhất thiết giống với tri thức về nó ngày mai. Tri thức được thay đổi tới mức độ khi mà hiện thực cũng chuyển dịch và thay đổi…Nó không phải là một thứ ổn định, bất động” (101). Người ta cho rằng tự thân từ này có nhiều nguồn gốc, rút ra từ nhiều hình thức của “biết”, “nhận biết”, và tiếng Aixơlen cổ là “kna” nghĩa là “tôi có thể”. Sự kết hợp những nguồn gốc này gợi ý về mối quan hệ của tri thức, quyền lực, và trung gian truyền đạt cả trong phạm vi xã hội và chính trị. Tri thức biểu đạt “các vị trí mà từ đó người ta ý thức về thế giới và vị trí của họ trong đó, và từ đó họ xây dựng khái niệm về trung gian, tính hợp lí và khả năng thực hiện của riêng họ” (Stewart 2002, 20). 

Thông tin là cơ sở của tri thức. Thông tin trong bất cứ lĩnh vực nhất định nào đều bao gồm các sự kiện và con số, như trong các sách giáo khoa tham khảo về kĩ thuật; trong mô hình phi thân rễ, các chuyên gia riêng biệt biên dịch thông tin thành tri thức bằng cách áp dụng hệ thống kiểm soát và quân bình bao gồm việc bình duyệt và đánh giá nghiêm khắc dựa vào lượng tri thức sẵn có. Chính những người đồng đẳng và chuyên gia cũng bị xem xét kĩ qua quá trình phê chuẩn tương tự trong tầm ảnh hưởng rộng lớn của các cơ quan cấp bằng. Quá trình này có uy tín lịch sử hàng nghìn năm, và tiêu chuẩn của những gì, theo truyền thống, được xem là tri thức được truyền thụ tính chất lịch sử này như một tập hợp tự tham khảo về các giá trị có tính tương đối đảm bảo cho việc phát triển tri thức qua các bước trưởng thành, thẩm tra và ủy quyền của tổ chức. Trong mô hình này, các chuyên gia là trọng tài về các tiêu chuẩn.Việc biên dịch dữ kiện thành tri thức xác thực của các chuyên gia là quá trình trung tâm dẫn dắt việc phát triển chương trình học truyền thống.

THAY ĐỔI TRI THỨC

Công nghệ truyền thông mới và tốc độ cho phép gieo rắc và chuyển đổi thông tin thành tri thức đã buộc chúng ta tái khảo sát những gì kiến tạo nên tri thức; hơn nữa, nó khuyến khích chúng ta hãy có cái nhìn phê phán nơi nó xuất hiện và làm thế nào nó được phê chuẩn. Sự bùng nổ của các nguồn thông tin miễn phí đã giúp việc truy cập các kinh điển và phạm vi tri thức sẵn có đối với học viên được triển khai nhanh chóng. Truy cập trực tuyến hàng nghìn tài liệu quan trọng qua Internet mà chi phí ít hơn nhiều so với gói giáo khoa truyền thống của cùng tài liệu (Rosenzweig 2003). Thêm vào khả năng truy cập các tài liệu quan trọng đang gia tăng này là nguồn nội dung do người sử dụng tạo nên đã xuất hiện trên các Website cộng tác và trên những nơi gặp gỡ trực tuyến khác. Những Website như EdTechTalk, the Webcast Academy,The Open Habitat Project đối chiếu công trình của nhiều giáo sư nhằm sáng tạo những ngẫu hình tri thức trong một lĩnh vực riêng biệt, vì nó được hiểu trong một thời gian nhất định (Cormier 2008).

Vì thế những nền tảng mà chúng ta đang làm việc dựa trên đó đang thay đổi cũng như tốc độ mà thông tin mới được tích hợp thành những nền tảng đó. Phương pháp chuyên môn truyền thống biên dịch thông tin thành tri thức cần có thời gian: thời gian lấy ý kiến chuyên gia để qui về thông tin mới, thời gian bình duyệt và phê chuẩn. Tuy nhiên trong xu thế hiện hành, sự trì hoãn đó có thể khiến tri thức trở nên lỗi thời do phải có thời gian để thẩm tra (Evans và Hayes 2005; Meile 2005). Trong lĩnh vực như công nghệ giáo dục, các phương pháp nghiên cứu truyền thống kết hợp với việc tài trợ theo tiêu chuẩn và chu trình xuất bản có thể gây nên sự trì hoãn tri thức trong nhiều năm. Trong khi đó, học viên bị bỏ lại mà không có một nguồn tri thức chuẩn được thừa nhận nào, buộc họ phải tín nhiệm vào những đại lộ mới để sáng tạo tri thức. Chẳng hạn, một nhà nghiên cứu thám sát việc sử dụng phần mềm xã hội phải dựa ít nhất một phần vào kho tri thức trực tuyến, vì thông tin hiện hành về thuật ngữ sử dụng trong những khu vực này không đơn giản có sẵn trong bất cứ hình thức thấu đáo hoặc xác định trong sách hay trong những bài viết đã được bình duyệt nào (Nichol 2007). Thông tin đến quá nhanh đến mức những phương pháp thẩm tra chuyên môn truyền thống không thể thích nghi.

Trong những lĩnh vực thường xuyên bị tác động bởi thói quen phải qua cửa lọc của công nghiệp xuất bản truyền thống, những giáo sư trong các lĩnh vực như khoa học về quang phổ đang quay sang các không gian học tập của cộng đồng trực tuyến, hoặc nơi giữ tài liệu cộng tác như wikis. Wiki, hay bất cứ tài liệu được xây dựng nhằm hợp tác nào cho vấn đề đó, giải quyết một số lượng vấn đề vốn thuộc về những mô hình điều khiển bởi chuyên gia vì nó phổ biến hơn bất cứ gói nội dung được đánh giá hoặc bất cứ việc xuất bản theo truyền thống có thể nào. Wikis và những công cụ tương tự cung cấp môi trường tham dự dành riêng cho việc dàn xếp công cộng về tri thức.

Xây dựng tri thức qua cộng tác cũng được bàn đến trong các lĩnh vực được mã hóa theo truyền thống nhiều hơn thành các môi trường học tập. Cụ thể, những thực hành học tập trong xã hội đang dành cách tiếp cận tản mạn mang tính thế học nhiều hơn cho việc khám phá tri thức Học tâp trong xã hội là thực hành làm việc theo nhóm, không chỉ để thám sát một tiêu chuẩn đã thiết lập mà còn để dàn xếp xem những gì đủ điều kiện là tri thức. Theo Brown và Adler (2008), “Tác động sâu sắc của Internet, một tác động còn phải được hiểu rõ, là khả năng của nó nhằm ủng hộ và mở rộng các khía cạnh học tập riêng biệt trong xã hội” (18). Các cộng đồng Internet cung cấp ý tưởng nào đó về điều gì có thể được thực hiện trong môi trường học tập có sự tham gia của toàn bộ xã hội, nơi mà tri thức được dàn xếp (Exhibit 2). Học tập mang tính xã hội đặc biệt có giá trị trong nhiều lĩnh vực khi các giới hạn của tri thức đang luôn thay đổi và tiêu chuẩn vẫn chưa được củng cố. Công nghệ giáo dục là lĩnh vực như thế. Khóa học tốt nghiệp theo trình độ về công nghệ giáo dục của Alec Couros đưa ra tại đại hoc Regina là ví dụ lí tưởng về vai trò học tập trong xã hội và việc dàn xếp có thể có vai trò trong học tập (Exhibit 3). Sinh viên trong lớp học của Couros học từ chương trình dàn xếp tri thức và hình thành mạng lưới như bản đồ cá nhân của riêng họ, do đó góp phần vào cấu trúc thế học trong lĩnh vực nghiên cứu của họ. Loại trải nghiệm thế học cộng tác này rõ ràng biểu đạt một lí tưởng khó mà tái tạo trong mọi môi trường, nhưng nó nêu bật những tiềm năng hữu ích trong mô hình thế học (Exhibit 4).

Những thay đổi này đã kích hoạt hai phản ứng nguyên thủy giữa các công ty cung cấp tri thức giao dục truyền thống. Một đã phải tấn công những nguồn thông tin này là không hoàn thiện như trường hợp bộ phận lịch sử của đại học Middlebury (Jaschik 2007). Những phê phán việc thẩm tra tri thức cộng tác này, có tiền đề là những giả định về giá trị có gốc rễ ở những phê phán truyền thống về xuất bản hàn lâm, đã bôc lộ hiểu lầm chính về nhiệm vụ của các mô hình xã hội được xây dựng trong khung cảnh tri thức mới đang thách thức những ý niệm truyền thống về tiêu chuẩn bằng dòng chảy nội dung về phụ nữ các thiểu số dân tộc thách thức những tiêu chuẩn tri thức truyền thống nhất định trong những năm 1990 (Banks 1993). Một phản ứng khác đối với nền tảng tri thức đang thay đổi là phải tham gia vào cơn dông thảo luận về quyền tài sản tri thức, phải cân nhắc về phẩm chất của những bằng Sáng Tạo Của Công Dân khác nhau và cố gắng định rõ những biện pháp mà qua đó nội dung mà quyền tài sản trí thức của người sáng tạo có thể được bảo vệ khi nội dung đó có được phân phát miễn phí đi (Wiley 2007; Downes 2007; Bornfreund 2007).

Cả hai phản ứng này đều không thỏa đáng: trước tiên, một cách rõ ràng, vì nó phủ nhận tính hợp pháp của quá trình sáng tạo tri thức thế học đã vượt các mô hình truyền thống và thứ đến, vì nó dựa vào ý niệm cũ là tri thức cư trú trong một cá nhân cá biệt và cuối cùng bị đóng băng, bị cụ thể hóa bởi việc xuất bản. Tuy nhiên, nếu tri thức được dàn xếp theo tính chất xã hội thì ý tưởng tài sản tri thức cá nhân phải được tái dàn xếp nhằm phản ảnh quá trình thu nhận và cấp phát được xây dựng bởi quá trình đó. Cái người ta cần là một mô hình thu nhận tri thức giải thích được tri thức được xây dựng và dàn xếp trong xã hội. Trong mô hình như thế, cộng đồng không phải là lối mòn dẫn đến việc hiểu hoặc truy cập chương trình dạy; đúng hơn, cộng đồng chính là chương trình học.

MÔ HÌNH GIÁO DỤC THẾ HỌC

Trong mô hình Thế Học, chương trình học không bị dồn ép từ đầu vào đã xác định trước của các chuyên gia; nó được xây dựng và dàn xếp trong thời gian thực bằng những đóng góp của những chuyên gia tham gia quá trình học. Cộng đồng này hoạt động như một chương trình học, tự động định hướng, xây dựng và tái cấu trúc chính nó và chủ đề học tập cùng cách mà thân rễ thực vật đối phó với điều kiện môi trường thay đổi:

"Thân rễ thực vật chống lại phả hệ. Nó là trí nhớ ngắn hạn, hoặc chống lại trí nhớ (antimemory). Thân rễ hoạt động bằng biến đổi, bành trường, xâm lấn, nắm bắt, phân nhánh. Không giống như nghệ thuật đồ họa, phác họa hay nhiếp ảnh, không giống như đồ hình, thân rễ liên gắn liền với bản đồ, nó phải được trình bày, xây dựng, một tấm bản đồ luôn có thể tách, nối, đảo ngược, sửa đổi và nhiều lối ra vào cùng những thăng tuyến của nó". (Deleuze and Guattari 1987, 21).

Với mô hình này, một cộng đồng có thể xây dựng mô hình giáo dục đủ uyển chuyển theo cách mà tri thức ngày nay phát triển và thay đổi, bằng cách tạo ra một bản đồ tri thức thức theo văn cảnh. Chương trình sinh động của một cộng đồng tích cực là một bản đồ luôn có khả năng “tách, nối, đảo ngược, sửa đổi và có nhiều lối ra vào”:

"Nếu thế giới giáo dục trên truyền thông được xem như là một thân rễ thực vật hay là một thư viện theo phong cách Eco (trong Nhân Danh Hoa Hồng), thì chúng ta cần xây dựng những kết nối của riêng mình qua không gian này nhằm đoạt lấy nó. Tuy nhiên, thay cho chương trình một mình dò dẫm của Brother William, chúng ta xem việc hợp tác xây dựng những kết nối mật này là mục đích của mình, cũng như nỗ lực cộng tác"(Tella 2004, 41).

Trong ví dụ thực hành về lớp học của Couros, sinh viên tạo nên chương trình học theo bản đồ thế học riêng bằng cách kết hợp blog của họ với thông tin mà Couros đã chỉ cho họ và kết nối nó với tri thức riêng mà họ khám phá qua thảo luận với những nhân vật then chốt trong cộng đồng chuyên nghiệp của Couros. Truy cập mạng lưới chuyên nghiệp Couros, sinh viên có cơ hội bước vào cộng đồng của chính họ và tác động đến khuôn mẫu chương trình học cũng như cách học của riêng họ. Vai trò của người hướng dẫn mọi việc là cung cấp lời giới thiệu đến cộng đồng giáo sư hiện tồn mà sinh viên cũng có thể tham gia – nhằm đưa ra không chỉ một cửa sổ mà còn là một lối vào một cộng đồng học tập hiện tồn.

KẾT LUẬN

Trong một ý thức, quan điểm thân rễ đưa khái niệm tri thức trở về gốc rễ sớm nhất của nó. Gợi ý rằng sự dàn xếp và phân bố tri thức có thể cho phép một cộng đồng dân hợp pháp hóa công việc họ đang làm cho chính họ và cho mỗi thành viên của nhóm, mô hình thế học không có nhu cầu phê chuẩn tri thức từ bên ngoài, kể cả từ chuyên gia hay một chương trình đã được xây dựng. Tri thức có thể lại được xét đoán bởi tiêu chuẩn cũ như “tôi có thể”“tôi thừa nhận”. Nếu một đoạn thông tin nhất định được thừa nhận là hữu ích cho cộng đồng hoặc chứng tỏ có thể làm một việc gì đó, nó có thể xem là tri thức. Khi đó cộng đồng sẽ có quyền lực sáng tri thức trong phạm vi một văn cảnh nhất định và để lại tri thức đó như một giao điểm mới (new node) kết nối với phần còn lại của mạng lưới. Quả thật, chính các thành viên sẽ kết nối giao điểm đó với mạng lưới lớn hơn. Hầu hết mọi người là thành viên của nhiều cộng đồng – hoạt động như những thành viên nòng cốt nào đó, gánh vác nhiều trọng trách và tham gia thảo luận nhiều hơn, đưa ra nhiều đóng góp ngẫu nhiên hơn trong những thảo luận khác, lặp lại tri thức từ các thành viên phức tạp hơn (Cormier 2997). Đây là hiện thực mới. Những người tìm kiếm tri thức trong các lĩnh vực sắc cạnh đang ngày càng nhận thấy rằng những đánh giá không ngừng về những phát triển mới được hoàn tất hiệu quả nhất qua trải nghiệm tham gia và dàn xếp những ràng buộc của cộng đồng thế học. Qua việc bị thu hút trong đa cộng đồng nơi thông tin được đồng hóa và thử nghiệm, những nhà giáo dục có thể bắt đầu hiểu rõ mục tiêu di động, đó là tri thức trong môi trường học tập hiện đại.
===========

Hôm nay chủ nhật tớ cũng phải đi cày, dịch một bài ngắn của Dave Cormier vậy.

Phan Biên dịch từ:


CỘNG ĐỐNG KHÔN PHẢI LÀ LỐI MÒN DẪN ĐẾN HIỂU BIẾT; ĐÚNG HƠN, CÔNG ĐỒNG LÀ CHƯƠNG TRÌNH HỌC.

(Cormier 2008).


Đây là những trích đoạn lấy từ link trên:

Ý tưởng về học tập này như là một điều gì đó mà ta có thể mua, giành được và sau đó hoàn thành, nó ăn sâu vào văn hóa đại chúng.

Hơn nữa, quan trọng nhất là, một khi ta đạt được tri thức thì việc học chấm dứt. Mặc dù quá trình này thường bị giới hạn bởi các mục đích học tập được trình bày vào đầu khóa học của người trình bày hoặc hướng dẫn.

Sau đó thì vấn đề chỉ tạo ảnh hưởng khi chúng ta không chắc chắn về điều “người ta đang học”. Chương trình học để đổi mới là gì? Làm thế nào chúng ta tác động đến tính sáng tạo? Tại đâu học sinh sẽ được đảm bảo rằng họ đang học điều gì là mới và hiện hành? Có những vấn đề cơ bản thường lệ ít hoặc nhiều mà chúng ta phải trực diện. Vì tri thức đang trở thành một mục tiêu di động và phép tắc đã bắt đầu trở nên ít tin cậy hơn, chúng ta cần một mô hình mới – hoặc cũ trên thực tế - về giáo dục được rút ra từ một bức tranh mới: cộng đồng.

Chúng ta cần tiến đến một mô hình học tập thực tế, bền lâu hơn và ít dựa trên sự thừa nhận được lèo lái bởi thị trường và mang nhiều tính cho nhận thông lệ giữa mọi người hơn, những người tham gia vào những hoạt động cùng loại, chia sẻ những hình thức viết đọc và thế giới quan tương tự.

Nếu chúng ta dịch chuyển xa hơn cách làm thế nào chúng ta đánh giá/phân hạng/tạo ảnh hưởng đến các sự việc…thì chúng ta phải tiến đến những sự việc quan trọng và những sự việc kinh hoàng. Nhưng cả hai việc này đều có cùng vấn đề - chúng đều tùy vào ai. Đấy chính xác là tính chất hợp lí diễn ra như thế nào. Tính hợp lí đích thực phụ thuộc vào văn cảnh và ý định của nó. Và đặc biệt là (tôi nghĩ) trong giáo dục, chúng ta cần làm việc chăm chỉ thực sự không phải để tự sát.

Ai trở thành một vấn đề riêng tư đối với bất cứ cộng đồng hay bộ tộc mà bạn là thành viên. Tín nhiệm/tính hợp lí/việc phân hạng được quyết định bởi sự giàu có (không phải là loại tiền) của cộng đồng đó – và có lẽ hoàn toàn nằm ngoài – vì tất thảy các bạn sẽ trở thành ai và vì bạn sẽ làm gì.

Năm điều tôi nghĩ là tôi hiểu:

1. Dạy học tốt nhất là chuẩn bị cho người ta xử lí tính bất định.
2. Cộng đồng có thể là chương trình học – học tập khi không có câu trả lời.
3. Thế Học là mô hình học về tính bất định.
4. Thế Học thực hành trong lĩnh vực phức hợp.
5. Chúng ta cần đào tạo học sinh có trách nhiệm với việc học tập chính chúng (và của người khác).

Theo đuổi tính Bất Định - Thế Học.

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=VJIWyiLyBpQ

Phan Biên dịch từ blog:


CÔNG NHÂN, NGƯỜI LÍNH VÀ NGƯỜI DU CƯ - QUĨ TÀO TRỢ GATES MUỐN GÌ Ở CHÚNG TA? 

Đây là phác thảo đầu tiên về ý kiến mà tôi đang thực hiện gần đây, nó rút ra từ một điều khoản mới của quĩ tài trợ Gates về học tập, cũng giống như làm việc. Nó cũng dựa chủ yếu vào triết học của Deleuze và Guattari, đặc biệt qua cuốn một nghìn cao nguyên

Lí do về giáo dục nên là vấn đề trước tiên mà chúng ta trả lời trong bất cứ thảo luận nào về lĩnh vực đó. Câu trả lời cho câu hỏi “lí do về giáo dục” nên được cân nhắc, hâm nóng và phê bình chỉ trích, liên miên, và nên là trung tâm công việc đang làm của chúng ta. Đáng buồn thay, dường như rất khó nói bất cứ điều gì về “học tập là g씓tại sao chúng ta giáo dục con em mình”. Chúng ta có xu hướng chấm dứt nói về những điều đại loại như:

- Chúng ta đang chuẩn bị tương lai cho học sinh của mình
- Chúng ta cần chuẩn bị cho chúng vào đại học.
- Chúng ta đang cố gắng tạo nên những công dân tốt cho xã hội.
- Chúng ta đang cố gắng thấm nhuần các giá trị văn hóa.
- Chúng ta đang cố gắng dạy chúng học.

Có rất nhiều cách để nói điều này, và với cách nói như thế, chúng ta chẳng nói gì cả. Những câu trả lời này đều chứa đựng sự hài lòng, có lẽ, cho người nói chúng, nhưng đối với tôi thì không có cách nào để hiểu bạn muốn nói gì. Những giá trị văn hóa gì mà bạn muốn gửi? Một công dân tốt sẽ làm gì trong xã hội của chúng ta? Họ có tuân thủ luật pháp, hay họ có tranh đấu với bất công? Tôi mong cả hai điều này cho họ, nhưng hơi khó sáng tạo một hệ thống vừa huấn luyện con người ta làm những điều họ được sai làm, vừa đánh giá chỉ trích văn hóa của họ.

Tôi sẽ đề xuất ba tác động khác nhau từ hệ thống giáo dục. Đó là, dĩ nhiên, những mẫu dự định. Bất cứ ai cũng đều có thể có ít nhiều từ mỗi mẫu, nhưng vấn đề là, mẫu nào mới là mẫu chúng ta đánh giá cao nhất. Thật dễ nói rằng chúng ta muốn con em chúng ta “có trí tuệ riêng của chúng”, nhưng khi phải đương đầu với món bông cải xanh thừa thải thì khó hơn đấy. Chúng ta muốn chúng có trí tuệ riêng của chúng, nhưng lại kết luận rằng chúng ta muốn chúng kết luận như thế. Đây là công việc tế nhị. Còn bây giờ thì hãy chấp nhận rằng chúng ta có nhiều vai trò khác nhau và hãy nhìn vào phong cảnh nơi ba tác động của mình đang trú ngụ.

TRÍ NHỚ

Trí nhớ là biểu đạt của sự vật mà chúng ta “biết” như là văn hóa. Nó là sự lặp lại những lời nói sáo rỗng mà chúng ta đã quen, những qui tắc mà chúng ta đã thiết lập “cách các sự việc được giải quyết”. Nó là hiện trạng.

CÔNG NHÂN

Công nhân là mục đích nguyên thủy của hệ thống giáo dục công cộng. Làm thế nào chúng ta tạo nên một lực lượng công nhân có mặt làm việc đúng giờ, chấp nhận và hoàn thành phận sự. Người công nhân cần nhớ các sự việc mà không cần hiểu chúng. Họ cần nhấn một công tắc lúc 2 giờ 15 chiều. Họ không cần biết điều gì xảy ra khi nhấn công tắc đó. Họ chỉ cần nhấn nó.

Người công nhân cũng dễ so đo. Bạn phát triển những kì vọng và sau đó bạn đảm bảo rằng người ta có thể đáp ứng những kì vọng này. Đây là một trong những tác động của ảo tưởng Gates về giáo dục.

Ở Microsoft, chúng ta tin vào việc cho những nhân công của mình cơ hội tốt nhất để thành công, và sau đó chúng ta lại đòi hỏi về thành công. Chúng ta đo lường sự xuất sắc, tưởng thưởng những ai đạt được nó và vô tư với những ai không đạt được.

Việc học đối với một công nhân gần như là một sự phục tùng. Đánh giá là đánh giá về sự phục tùng. Người công nhân tập hợp các sự kiện và thông tin để có thể giao dịch với những công nhân khác. Hệ thống giáo dục của chúng ta đang thực hiện một công việc tốt là tạo nên những người công nhân.

NGƯỜI LÍNH

Nhằm tạo kiểu mô hình này, nơi mà người sử dụng (hoặc giáo viên) quyết định sự xuất sắc nghĩa là gì, sau đó so sánh với một người nào đó, bạn cần một tầng lớp riêng biệt chịu trách nhiệm sáng tạo nên những phép đo. Cám dỗ ở đây là phải gọi những người này là “nhà quản lí” nhưng tôi lại gọi họ là những người lính, vì một lí do đặc biệt. Họ là những người tự vệ của trí nhớ. Họ là những kẻ thiết lập việc gì chúng ta biết người công nhân nên nhớ, sau đó thiết lập hệ thống mà chúng ta sẽ đo lường những hiểu biết đó.

Họ là “chúng ta” trong trích đoạn ở trên. Họ quyết định những nhiệm vụ nào trong quá khứ sẽ được đánh giá. Một trong những mặt tác động tồi của việc này là những người lính thực sự có thể quyết định điều họ muốn được đánh giá. Có rất nhiều trường hợp như thế mà chúng ta thấy trong giáo trình học ngày nay, nơi chúng ta “đang đánh giá” những việc đại loại như một kế hoạch thông minh là khoa học.

Những người lính bảo vệ hiện trạng. Họ kiểm tra sự phục tùng. Khi bạn học các qui tắc và lí do mà họ sử dụng chúng, bạn sẽ dịch chuyển từ người công nhân sang người lính. Những người này BIẾT NHIỀU HƠN. Chúng ta có một số lối mòn qua hệ thống giao dục nơi mà bạn có thể học đủ để trở thành một người nào đó có thể kiểm tra sự phục tùng.

NGƯỜI DU CƯ

Người du cư đang cố gắng làm điều mà tôi gọi là “học tập”. Không gợi lại các sự kiện, không biết các sự vật hoặc không tuân theo những đối tượng nhất định, mà là vượt xa khỏi những việc này. Học tập đối với người du cư là một điểm nơi những bước đi đang bước ra khỏi đó. Hãy nghĩ về bãi đỗ xe tương tự. Nếu bạn nghĩ về những bước đi thì hãy thực hiện từng bước một, bạn hầu như chắc chắn kết thúc trên vỉa hè. Có một điểm nơi bạn dừng suy nghĩ về các sự kiện hoặc bước đi và hiểu hành động đó.

Đó là điều mà Wynton gọi là “hãy là chính sự vật”. Đó là sự khác biệt giữa việc chơi một chuỗi nốt, nghĩ về một nốt sau một nốt khác, và chơi nhạc.

Để tạo một hệ thống giáo dục dành riêng cho người du cư, chúng ta không thể đo lường về một tác động được qui định. Điểm mà tại đó một ý tưởng mới (thậm chí nếu nó mới đối với người đó) hình thành đang trở nên khác biệt đối với mỗi người du cư. Điều này gần với việc khuyến khích sáng tạo hơn là phục tùng.

THẾ HỌC

Là một mô hình giáo dục mà từ đó chúng ta sáng tạo nên một hệ sinh thái nơi người du cư có thể học (sáng tạo). Nơi các sự kiện, dữ kiện, tri thức và kết nối lôi kéo nhau cho phép người du cư sáng tạo nên sự hiểu biết của riêng họ. Nó dành cho một thế giới không có “những việc người ta nên biết” mà đúng hơn là “tạo những kết nối mới”. Việc biết các sự việc là ở đó, nhưng nó không phải là việc quan trọng.

Nếu chúng ta muốn một xã hội của những người đổi mới, của sáng tạo, chúng ta không thể nghĩ về thành công như là một hành động phục tùng. Thành công là sự cắt đứt với quá khứ. Một ý tưởng mới, một văn cảnh mới, một tầm nhìn mới.

Đấy là điều tôi muốn. Từ những gì tôi đã đọc ở quĩ tài trợ Gates, dường như họ muốn những công nhân tốt hơn. Những gì tôi tìm thấy rất khó hiểu, liệu đây có phải là con đường mòn mà Gates đã đi. Ông là (và có lẽ vẫn còn là) một kẻ du cư.
=============

Tiếp theo ta sẽ ghé thăm blog của Dave Cormier.

Phan Biên dịch từ blog:


THẾ HỌC VÀ MOOCS QUA LĂNG KÍNH CƠ CẤU MÔI TRƯỜNG

Khóa học Change 11 đã mang lại cho tôi nhiều thực hành, nhưng không có thực hành nào hữu ích hơn cơ cấu môi trường (cynefin framework). Như tôi đã gơi ý trong post cuối, tôi đang tiếp tục tham chiếu nó trong các quyết định công việc hàng ngày. Bốn tuần cuối, tôi chợt nảy ra ý nghĩ đó cũng là một cách xuất sắc giúp gạn lọc chút tư tưởng của mình quanh việc học tập cũng nên. Trong việc cố gắng mô tả thế học, tôi có thể nói một cách chính xác là có hai thách thức mang tính quyết định:

1. Làm thế nào mà đây không chỉ là tình trạng hỗn loạn?
2. Người ta phải hiểu những điều cơ bản như thế nào?

Chắc hẳn tôi không xem lớp học của mình là hỗn loạn, mặc dù đôi khi họ cũng trôi theo hướng đó. Với ý thức rất thực, công việc của tôi là giữ lớp học khỏi sa vào lối hành xử ba hoa hú họa, và giữ nó sâu sát với chủ đề mà chúng tôi phải bao biện. Đó là khác biệt giữa đứng lớp và chủ xị một bữa tiệc.

Tôi cũng không quan tâm một cách cá biệt đến việc “dạy” những điều cơ bản. Nó là một từ phiền toái nên…cơ bản. Tôi thường tự hướng mình vào suy nghĩ rằng các thứ như “định nghĩa” đều là những khái niệm cơ bản, trong khi kinh nghiệm mách bảo tôi rằng biết đủ về một khái niệm để mô tả một báo cáo có hiểu biết khá sâu sắc mới là thực tế. Với nền tảng cơ bản ở đây tôi muốn nói “hãy bật vi tính lên”, hơn là định nghĩa một máy vi tính.

Tuy nhiên, năng lượng và sáng tạo có thể đến không mong đợi và bộ dụng cụ có thể đến từ việc “đạt được những điều cơ bản”, chúng đều rất dễ kiếm khi chúng ta cố gắng đánh vật với một thế giới phức hợp. Vấn đề là ở đó…

Các khóa học MOOC là một cấu trúc – và thế học là một cách tiếp cận – ưu tiên một lối học và học viên nào đó. MOOC cung cấp một hệ sinh thái trong đó một người có thể trở nên quen thuộc với một lĩnh vực riêng biệt. Thế học là một cách len lỏi mà hệ sinh thái đó cho phép học sinh tạo nên những bản đồ tri thức của riêng mình, trở thành những “chuyên viên bản đồ” trong chính lĩnh vực đó. Nó gợi ý rằng tương tác với một cộng đồng trong một lĩnh vực nhất định chính là cách học. Cộng đồng là giáo trình học.

Các khóa học MOOC cung cấp một hệ sinh thái phức hợp trong đó bạn “có thể” học, không phải bạn “sẽ học” chỉ với một hệ duy nhất. Nó không đi cùng nhiều đảm bảo. Thế học là một phức cách học tập, không phải là cách dễ nhất để biết buộc dây giày của bạn.

Đây là cái phôi của ý tưởng, rằng tôi đang ra khỏi Cơ Cấu Môi Trường. Hãy xem liệu tôi có thể thuyết phục bạn …trước hết, là bằng cơ cấu đó.

Bước vào Cơ Cấu Môi Trường.


Đây là cốt lõi của Cơ Cấu Môi Trường phát triển bởi Dave Snowden. Năm phạm vi mang tính quyết định. Nói chung cơ cấu này cung cấp một cách phân loại nhằm tách biệt các loại quyết định khác nhau khả dĩ, và những cách tiếp cận khác biệt cần thiết cho mỗi loại. Phần tiếp sau được lượm lặt bằng cách tràn vào trang the cognitive-edge website, đọc qua articles like this one, và xem excellent videos trong đó Dave đang trực tuyến.

Những vấn đề đơn giản (simple issues): mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả được đáng chú ý. Một vật có thể được phân loại một cách dễ dàng, và được thiết lập những ứng dụng thực tế nhất. Hãy xem những gì đang đến. Hãy điều chỉnh một phạm trù. Hãy quyết định. Đó là “thực hành tốt nhất”.

Những vấn đề rắc rối (complicated issues): Có một câu trả lời đúng, nhưng không rõ ràng. Cần phải phân tích. Nhiều cách làm việc khác nhau, tất thảy đều chính đáng nếu bạn thành thạo. Đây là một “thực hành tốt”. Hãy xem điều gì đang đến. Hãy phân tích theo hướng một giải pháp (có thể bằng cách hợp tác với một chuyên gia). Hãy quyết định.

Những vấn đề phức hợp(complex issues): không có mối nối giữa nguyên nhân và hậu quả. Sự an toàn đánh bại những thử nghiệm. Nếu thử nghiệm thành công, nó sẽ được khuếch đại. Nếu thất bại nó sẽ làm nản chí. Sự khuếch đại và nản chí nên được định trước. Hãy thử một điều gì đó. Hãy xem điều gì sẽ xảy ra. Khuếch đại hoặc nản chí.

Những vấn đề hỗn độn (chaotic issues): di chuyển rất nhanh nhằm ổn định tình hình. Bất cứ thực hành nào cũng đều mới lạ.

Sự mất trật tự (disorder): là không gian chưa được biết mà chúng ta đang trong phạm vi đó. Trong không gian này người ta có xu hướng thoái lui về những sở thích hành động. Đối với quan chức (lĩnh vực đơn giản) tất thảy những thất bại đều là thất bại về quá trình. Đối với chuyên gia uyên thâm (lĩnh vực rắc rối), mọi thất bại đều là thất bại về thời gian và các nguồn nghiên cứu. Đối với những công nhân phức hợp (lĩnh vực phức hợp), mọi việc đều cần một số lượng lớn các nguồn/ý kiến/khái niệm được đưa ra xem xét nhằm tìm một giải pháp. Đối với nhà toàn trị (lĩnh vực hỗn độn), mọi việc đều hỗn độn, và mọi việc phải được họ trực tiếp quyết định, mọi người phải hành động theo.

Cơ Cấu Môi Trường trợ giúp người ta như thế nào qua các khóa học MOOC.

Nếu bạn đang tìm kiếm “những thực hành tốt nhất” trong một lĩnh vực nhất định, MOOC là cách không hiệu quả tuyệt vời. Lĩnh vực đơn giản được mô tả trong cơ cấu, không nghi ngờ, là một ngõ cụt hữu dụng trong lĩnh vực giáo dục…nó là lĩnh vực khiến tôi nhớ đến thời biểu của mình, và nơi gắn dây vào công tắc đèn. “Những Thực Hành Tốt Nhất”. Bạn có thể tìm thấy chúng trong MOOC, nhưng ai biết tìm ở đâu.

Nếu bạn đang tìm kiếm “những thực hành tốt” thì MOOC chắc chắn cho bạn ý kiến tốt hơn đối với thực hành giản đơn, nhưng nó vẫn chưa được thiết kết chính xác cho điều này. Những quyết định thực hành tốt bao gồm những chuyên gia uyên thâm với nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn. Nhóm cố vấn kinh nghiệm làm việc như thế. Làm việc với một chuyên gia hướng dẫn có thể là cách tuyệt vời để học…nhưng không phải cách xây dựng MOOC. Một học viên MOOC nào đó cần tìm cách riêng của mình, và ngoài việc chi trả cho thời lượng của một ai đó nhằm hưóng dẫn bạn thì nó không được xây dựng trên mô hình chuyên gia hướng dẫn.

Nếu bạn đang tìm một “kinh nghiệm về hỗn độn”, MOOC chắc chắn là một sợi dây nhỏ trói chặt bạn. Chúng ta có xu hướng cùng tranh thủ nguyên liệu, và có các trung tâm thảo luận tầm cỡ được giới hạn một cách rõ rệt. Nếu bạn tìm kiếm kinh nghiệm về hỗn độn ở nơi bạn cần vững tâm và “làm bất cứ gì” thì bạn đã có internet. Ban không cần MOOC.

Lĩnh vực phức hợp là nơi mà MOOC thực sự chiếu sáng. Nếu bạn muốn thử mọi thứ, hãy xem nó chiếu sáng như thế nào, và xây dựng từ những đáp ứng đó, MOOC chỉ là hệ sinh thái bạn cần. Trong đó bạn có thể thấy người ta thử nghiệm các ý tưởng, nhằm phát triển tri thức trong lĩnh vực vừa ý mà bạn đang quan tâm. Thăm dò, cảm nhận, đáp ứng nghe có vẻ hợp với MOOC.

THẾ HỌC

Và mô tả về cách làm thế nào để hành động trong MOOC đó nghe có vẻ gần đúng với mô tả về thế học. Tri thức sống trong cộng đồng, bạn kết giao với nó bằng cách thâm nhập vào cộng đồng, cảm nhận những đáp ứng và sau đó hiệu chỉnh. Giống như thân rễ thực vật. Nó là một cách tiếp cận tri thức đầy tính bất định…nhất là đối với nhà giáo dục. Nhưng đó là một cách cho phép phát triển văn học số, giúp chúng ta rèn giũa khả năng tham gia vào những quyết định phức hợp. Đề cập đến tính bất định là những gì học tập luôn hướng đến.

Đây là một chuyên gia từ trang cognitive-edge: blog post written by Gary Wong

Mờ Nhạt tốt hơn Sắc Sảo khi định tầm nhìn.

Hỏi: Con chim nào là động vật ăn thịt tôt hơn? Kẻ đi săn tinh mắt có thể định vị một con thú cụ thể cách 3 dặm dưới đất hoặc một kẻ nheo mắt có thể nhặt bất cứ thứ gì đang di động, kể cả cây cỏ đang lăn tròn?

Trả lời: trong môi trường cố định, hãy chon con chim tinh mắt. Việc săn tìm sẽ dễ dàng và việc chọn lựa sẽ ngon lành. Ồ, cuộc sống tuyệt vời. Trong môi trường thay đổi với gió bão, hạn hán, hay can thiệp của con người có thể thay đổi nghiêm trọng nguồn thực phẩm, hãy đi với kẻ nheo mắt.

Vân vân…

Lĩnh vực phức hợp lôi kéo tôi trong học tập. Tôi nghĩ hầu hết những gì tôi phê phán hoặc, ít nhất, những gì liên quan đến tôi về giáo dục là trào lưu giữa lĩnh vực phức hợp và đơn giản. Các quan chức cổ động cho kiến thức về lĩnh vực đơn giản, những sự việc có thể theo dõi và phân tích được. Những mục đích nghiên cứu dường như đang cố lấy những sự việc từ lĩnh vực phức hợp và nhét vào lĩnh vực đơn giản. Thế giới của chúng ta là một thế giới đang phát triển, là nơi cần có những quyết định phức tạp…và đó là loại giáo dục mà tôi thích thú khi bị thu hút vào.

Hãy xem lại bài viết “worker, soldier và nomad”, nó có thể áp dụng tốt ở đây. Người du cư học trong lĩnh vực phức hợp.