Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

VĂN HỌC SỐ LÀ GÌ?

Tham khảo bài viết của Katina Walton, từ Alabama, Mỹ.


Phan Biên dịch.

VĂN HỌC SỐ LÀ GÌ ?

Để được đánh giá là một người có học thức trong xã hội ngày nay, người học phải có kĩ năng văn học số về đọc hiểu và kĩ thuật. Mạng Internet và những hình thức thông tin khác cùng công nghệ truyền thông (ICTs) đang tái cấu trúc việc dọc, viết và cách chúng ta truyền đạt. Ngày nay loại ICTs thông dụng nhất là tìm kiếm các phương tiện, trang web, e-mail, thông điệp tức thì (IM), blog, hệ thống phân phối nội dung (podcast), sách điện tử, wiki, youtube, IPod’s I Pads, và các phần mềm giáo dục. Chúng được sử dụng hàng ngày để bổ sung việc dạy đọc cho học sinh. Khi công nghệ thay đổi từng ngày, những giáo viên dạy đọc, những giáo viên đứng lớp, và những nhà giáo văn học buộc phải có trách nhiệm trong việc tích hợp thành công những công nghệ này vào chương trình giảng dạy của họ nhằm chuẩn bị cho học sinh trở thành những nhà cạnh tranh toàn cầu. Hệ thống trường học của thành phố Huntsville (Alabama, Mỹ) đã trở thành khu vực trường học dẫn đầu trong việc số hóa toàn bộ giáo trình giảng dạy. Cùng với việc hợp tác với Pearson Education (một công ty chuyên về dịch vụ giáo dục - nd), họ đã chuyển tất thảy sách giáo khoa và phụ lục lên mạng. Điều này sẽ đảm bảo rằng mỗi học sinh đều được chuẩn bị để thành công ở đại học và trở thành lực lượng lao động. Có ít nhất bốn yếu tố cung cấp gần như mọi viễn cảnh hiện hành đang được sử dụng nhằm cung cấp những chiều kích nghiên cứu rộng hơn về văn học số (coiro, 2008):

(1) Internet và những ICTs khác cần những thực hành xã hội mới, kĩ năng. chiến lược, và cách sắp đạt sao cho sử dụng hiệu quả; 

(2) văn học số là trung tâm của những hoạt động công dân đầy đủ, hoạt động kinh tế và hoạt động cá nhân trong một cộng đồng toàn cầu; 

(3) văn học số nhanh chóng thay đổi như sự thay đổi của các công nghệ xác định; và 

(4) văn học số là đa thành phần, đa phương thức và đa khía cạnh; vì thế, chúng sử dụng các đa thấu kính nhằm tìm hiểu cách làm thế nào để chu cấp tốt hơn cho học sinh trong thời đại số. 

Mạng Internet đang hết sức phát triển và đang trở thành một phần của mỗi tài liệu trong lớp học ở những quốc gia phát triển trên thế giới. Internet đã chứng minh là công cụ giá trị nhất trong nhiều lớp học. Cho dù việc làm cho các lớp học có khả năng truy cập không đảm bảo việc hoàn vốn tối đa thì chính khả năng truy cập đó cũng là một thành công. Công việc trong tương lai xa được gắn kết với phát triển chuyên nghiệp cùng sự thích đáng cá nhân, sự hấp dẫn của hoạt động, và nhận thức về quá trình phát triển nhờ công nghệ tích hợp của giáo viên trong lớp học của họ (Garry, 2012). Để có được thành công, những giáo viên được huấn luyện tốt được tiến cử trong nhiều chương trình văn học. Ý tưởng văn học thời đại biểu đạt một tập hợp kĩ năng thiết yếu bao gồm việc lấy số liệu, cách trình bày, và truyền đạt thông tin hiệu quả. Trong những nổ lực của các nhà giáo dục nhằm hiện đại hóa lớp học và cập nhật chương trình giảng dạy, các giáo viên đã tập trung một cách logic vào công nghệ và công nghệ tích hợp nhằm sáng tạo các cơ hội cho học sinh, để họ có được những kĩ năng kĩ thuật quan trọng. Khi tận dụng văn học truyền thống, học sinh chỉ được dạy tin vào những thông tin được cho.Với văn học số, học sinh phải chứng minh thông tin được cho. Học sinh bây giờ phải tìm bằng chứng trong phạm vi thư viện số toàn cầu rộng lớn thích ứng với những gì họ đang nghiên cứu, đánh giá thông tin nhằm quyết định giá trị của nó, sau đó tổ chức thông tin đó thành những file số hoặc những thư viện điện tử cá nhân khác. Văn học số đang tiến bộ và thay đổi nhanh chóng từng ngày. Những tiến bộ ở cách người giáo viên sử dụng công nghệ trong lớp học đang phát triển ở nhịp độ nhanh. Nhằm đảm bảo học sinh có thể cạnh tranh ở mức toàn cầu, giáo viên phải được huấn luyện trong thế giới luôn thay đổi của văn học số. Việc đọc đã dịch chuyển từ khái niệm một lớp học và một giáo viên. Ngày nay thế giới là con hàu của giáo dục* và người đọc đã truy cập vào tri thức đọc toàn cầu - Katina Walton. 

* Nguyên văn: 

Today the world is education’s oyster: Từ câu "the world is one's oyster", đại khái là nhiều cơ hội mở ra cho mọi người và họ phải biết cách nắm bắt chúng - nd. ============


============

Tham khảo bài viết của Peter Sigrist:


Phan Biên dịch.



NĂM THẦN THOẠI VỀ GIÁO DỤC.

Trong ít nhất 170 năm, có một lí luận giản đơn và gây bất hòa đã hiện diện quanh lề diễn ngôn công cộng – một lí luận với tiềm năng thay đổi triệt để xã hội. Nó quả quyết rằng giáo dục, một cách cơ bản, mang tính đàn áp và nên nhượng bộ cho việc học tự định hướng một cách liên tục (continuous self-directed learning). Khi tôi còn lạ với cách suy nghĩ này, tôi thấy rằng tính thuyết phục của nó không ngừng gia tăng. Liệu việc đưa ra một giới hạn cho giáo dục có làm chúng ta đổi mới và ảnh hưởng hơn trong việc mưu cầu công bằng, hòa bình, hệ sinh thái lành mạnh và những mục đích quan trọng cơ bản khác không?

Qua giáo dục tôi muốn nói đến việc quản lí theo trật tự chương trình giảng dạy tiêu chuẩn trong một thời gian cố định. Đây không phải là lời khiển trách đối với các giáo viên, những người, qua năm tháng, đã cho tôi rất nhiều; họ kiên định làm nên những điều kì diệu trong phạm vi một hệ thống vốn giao cho họ trách nhiệm to lớn mà chỉ trả một phần nhỏ so với điều họ xứng đáng. Sau đây là một lí giải ngắn tại sao tôi bắt đầu nghĩ rằng giáo dục, theo định nghĩa trên, làm tổn hại hơn là tốt đẹp cho các cá nhân và xã hội. Nó được cấu trúc từ khoảng 5 giả định chung, tôi gọi đó là những thần thoại nhằm minh họa quan điểm này.

Thần thoại 1: Giáo dục bảo quản tri thức chung.

Giáo dục bảo quản tri thức, nhưng các thư viện và các trang web cũng làm như thế. Tri thức được bảo quản không hoàn toàn là tri thức chung, mà là một sản phẩm được quyết định bởi một nhóm người tương đối nhỏ, về những gì nên được đề cập. Việc chọn lựa nền tảng tri thức mà mọi người sẽ phải làm quen có lẽ bị giới hạn một cách đặc biệt và không thực tế. Nhu cầu được cung cấp nhằm vượt trội hơn về bổn phận được phân hạng và những sát hạch tiêu chuẩn, nó không để lại nhiều chỗ cho việc thăm dò học sinh. Giáo dục có lẽ cũng hợp pháp hóa những thông tin không chính xác dưới danh nghĩa uy quyền chuyên môn. Mặc dù những tiếp cận tốt hơn khuyến khích học sinh đánh giá một cách có phê phán mọi thông tin, giáo dục không phải là cách duy nhất trau dồi tư duy này, thậm chí chạy đua với nó do mất cân bằng quyền lực cố hữu.

Thần thoại 2: Giáo dục mang đến những cách thức quan trọng nhằm đánh giá việc thực thi.

Những định giá của các huấn luyện viên có thể khuyến khích tầm nhìn hạn hẹp, sự khúm núm và ý thức sai lầm về tính ưu việt hay thấp kém nơi học sinh. Định giá không phải luôn là việc xấu, dĩ nhiên, và tôi không muốn nói rằng nên chấm dứt mọi hình thức định giá theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu nó là gì: cơ giới luận qui chuẩn dựa trên việc ưu tiên cho những ý định tốt (trong hầu hết trường hợp) mà không là những nhóm không thể sai lầm với quyền quyết định. Trong giáo dục, quyền lực này bao gồm việc xác định điều gì được dạy, dạy điều đó như thế nào, làm thế nào đánh giá việc học, và học sinh giải quyết việc học tôt như thế nào. Thành quả của học sinh trong phạm vi những giới hạn này nói cho chúng ta biết mức độ mà họ tạm thời làm chủ những giới hạn đó, hoặc chí ít để tạo ấn tượng. Trong khi việc định giá cũng có thể thúc đẩy học sinh học tập, thì việc gây ấn tượng với một nhân vật quyền lực hoặc vượt một kì thi không phải là nguồn cảm hứng vô tận. Động cơ thúc đẩy bên trọng và những lợi ích xác thực sẽ khiến việc học trở nên hiển nhiên trong những mưu cầu suốt cuộc đời của một người.

Thần thoại 3: Giáo dục giới hạn sự lạm dụng quyền lực.

Giáo dục giúp và thường xuyên khuyến khích học sinh đặt vấn đề về quyền hành. Nó cũng giúp chúng ta phát triển những kĩ năng sẽ được sử dụng để nhận biết và chiến đấu chống lại việc lạm dụng quyền lực. Nhưng đó chỉ là một khả năng, nếu không hơn gì một khả năng, được kết nạp bởi việc lạm dụng quyền lực. Giáo dục là một phần không thể thiếu trong việc thiết lập cấu trúc quyền lực. Nó đòi hỏi sự phục tùng quyền hành và giúp chính học sinh trở thành những nhân vật quyền hành. Suy nghĩ phê phán được coi trọng trong giáo dục và có thể dẫn đến thay đổi, nhưng những động lực về quyền lực áp đặt vẫn còn đó. Có một khích lệ nhỏ nhoi nhằm loại trừ chúng trong thực tế, và một khích lệ to lớn để tin theo những huấn thị.

Thần thoại 4: giáo dục giảm những phân hóa giàu nghèo.

Giáo dục đẩy mạnh những biến đổi về tầng lớp trong khi đào sâu phân hóa giàu nghèo. Nó cho phép nhiều học sinh tài năng, làm việc chăm chỉ từ những gia đình có thu nhập thấp trở nên giàu có, nhưng những tôn ti về tầng lớp vẫn tồn tại dai dẳng. Các viện giáo dục mở rộng chúng đến khoảng cách lớn hơn khoảng cách giữa nhà băng và nhà tù. Cái giá của chúng, phẩm hạng và độc quyền là những nhân tố hiển nhiên nhất. Đồng thời, các giáo sư cũng hầu như luôn chấp nhận sự hợp lí của việc phân loại nhân loại theo thu nhập. Thậm chí nếu họ loại bỏ ý niệm cho rằng một số người là thượng đẳng và xứng đáng hơn với nguồn thu nhập so với người khác thì ý thức về tầng lớp của họ cũng nuôi dưỡng một tâm tính “ta đấu họ” (us versus them) dựa trên cùng những phân hóa gây bất bình đẳng. Những tôn ti theo tầng lớp chỉ thực ở mức chúng ta tạo nên chúng, và giáo dục góp phần vào hiện thực này.

Thần thoại 5: Giáo dục là cần thiết nhằm chuẩn bị một nghệ nghiệp thành đạt.

Có nhiều người rất thành đạt mà không cần nhiều giáo dục. Hầu như có nhiều khả năng chứng minh năng lực của mình hơn hơn khi không khó truy cập thông tin chất lượng mà không cần tư cách giáo dục. Giáo dục cao hơn là một hình thức tự định hướng việc học, rất đắt tiền và có cấu trúc. Dĩ nhiên, khi nó giúp thăng tiến trong nghề nghiệp, và việc học không chấm dứt ở kì thi tốt nghiệp.

Trong một thế giới lí tưởng, các giáo viên không còn phải thúc đẩy và thi hành kỉ luật học sinh, và các cơ quan thẩm quyền không còn thiết lập chương trình giảng dạy nữa. Trách nhiệm này sẽ thuộc về mỗi cá nhân. Tri thức sẽ khả truy đối với mọi người khi chúng ta theo đuổi và chia sẻ các lợi ích của mình.Việc định giá sẽ được sử dụng để đánh giá khả năng của chúng ta đối với những công việc cụ thể, nhưng nó không phải là một phần bắt buộc trong quá trình học. Người ta sẽ kết hợp một cách tự do trong học tập, làm việc và vui chơi.

Nếu vắng bóng giáo dục, chúng ta có lẽ không hoàn thành nhiều việc quan trọng. Chúng ta sẽ cần nhiều rèn luyện bên ngoái hơn. Có lẽ sẽ khó mà làm việc cùng nhau mà không có cấu trúc mà giáo dục cung cấp. Đấy là những mối bận tâm chính đáng, nhưng liệu chúng ta có thực sự cần những người khác quyết định chúng ta học cái gì, học thế nào và học với ai?