Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

THẾ HỌC...

Phan Biên dịch từ:
http://idst-2215.blogspot.com/2011/11/change11-defining-rhizome.html

ĐỊNH NGHĨA THÂN RỄ
Keith Hamon
Tôi vừa xem Tuần San Ed Tech phỏng vấn Dave Cormier về thế học, và vào cuối giờ, tôi cảm thấy bực dọc trước toan tính nhằm động viên Cormier định nghĩa khái niệm này. Người phỏng vấn Jeff Lebow và Jenifer Maddrell dường như rất hài lòng, hứa hẹn những nhà giáo dục vốn thực sự muốn hiểu quan điểm của Cormier, còn tôi thậm chí không chút nghi ngờ việc họ quấy rầy Cormier, đúng hơn, tôi nghĩ chính bản chất ngôn ngữ hàn lâm tự nó buộc chúng ta trước hết phải tìm kiếm những định nghĩa rồi nói về chúng sau. Tất thảy những người tham dự muốn phân biệt thế học như là một lí thuyết học tập cá biệt tức quá trình hay cách hiểu biết (có thể là tất thảy những thứ này) khác biệt,có thể nói, với cách hiểu biết thực chứng tức cách học cấu trúc. Hy vọng, tôi nghĩ, là khái niệm thế học có thể dẫn đến những hành vi dạy và học đặc biệt sẽ góp phần cải thiện giáo dục. Tôi nghĩ có vài vấn đề với toan tính nhằm thuyết phục thân rễ với điều gì đó mà nó không có.

Trước tiên, thân rễ là một ẩn dụ, không phải một lí thuyết hay qui trình dựa trên một lí thuyết. Jeff Lebow nói về tính chất thân rễ trong cuộc phỏng vấn , “Tôi nghĩ ẩn dụ này hữu ích”. Đối với tôi đây là một sự ô uế. Một phép ẩn dụ giúp hiểu một cái gì khác nữa, không phải là tự nó khác với một cái gì đó nữa. Thế học nói về một cách nhìn nhận và tư duy học tập ít nhiều hữu ích. Nó không phải là qui định về học tập – tốt nhất nó là mô tả khá hữu ích việc học tập diễn ra thế nào. Qua ẩn dụ về thân rễ như khảo sát ban đầu rất thú vị bởi Deleuze và Guattari trong cuốn Một Nghìn Cao Nguyên (1987), các nhà giáo dục có thề nhìn lại việc học tập từ đầu và thấy những sự vật mà họ chưa bao giờ thấy. Đối với tôi ít nhất đây là trường hợp đó.

Chẳng hạn, ẩn dụ về thân rễ là thuốc giải độc tốt đối với xu hướng qui giảm luận. Qui giảm luận này nằm trong phông nền những toan tính của nhà phỏng vấn nhằm định nghĩa thế học, tôi nghĩ vậy. Như hầu hết chúng ta, họ muốn một mỏ vàng trong tầm tay đại loại “Ồ vâng, đấy là thế học”. Tuy nhiên, ẩn dụ thân rễ giúp chúng ta hiểu rằng qui giảm luận luôn là hư cấu. Không sự-vật nào từng thực sự được qui giảm về một sự vật riêng biệt, tức không có trong thực tại. Chúng ta có thể nghĩ chúng ta đơn độcvà riêng biệt trong Vũ trụ, một con tàu tư tưởng thường dẫn đến mọi đớn đau và khổ sở, nhưng không ai trong chúng ta là riêng biệt cả, tuy rằng những hư cấu qui giảm luận là tiện lợi tức thuyết phục.

Tôi không nói rằng chúng ta nên tránh tư tưởng qui giảm luận. Đó là ngu ngốc. Như Morin đã chỉ ra, khoa học đã đạt được những thành công to lớn qua việc giảm trừ một khía cạnh thực tại thành một điềm đơn, nghiên cứu nó một cách chi tiết, và khám phá rằng sự-vật được qui giảm từ thực thể này có thể khó mà khám phá bằng bất cứ cách nào khác. Qui giảm luận có một sự tập trung lớn và vì thế, có ảnh hưởng lớn. Tư tưởng thế học, ngược lại, khuyến khích chúng ta chuyển đổi sự vật riêng biệt thành hệ sinh thái của nó, nhằm tái ngữ cảnh nó, và nhằm tích hợp những gì chúng ta học được qua việc tập trung cao độ vào tri thức toàn thể của mình. Tóm lại, chúng ta có thể học nhiều qua việc nghiên cứu một cái cây đơn, nhưng những gì chúng ta học chỉ tạo ý thức trong ngữ cảnh một khu rừng. Chúng ta phải thấy cả rừng và cây. Ẩn dụ thân rễ giúp chúng ta làm việc này.

Điều thứ hai làm tôi khó chịu là một định nghĩa về thế học giảm trừ thân rễ về trạng thái một sự vật giữa những sự vật khác: thế học là đối lập với lối học cấu trúc tức hành vi. Sự việc là ở đây: thân rễ không phải là một sự vật, nó không là gì cả. Đây phần nào là điều khiến thân rễ quá khó thảo luận trong phạm vi một ngôn ngữ với danh và động từ, tức các sự vật tác động lẫn nhau. Đây phần nào tại sao D&G quá khó hiểu: họ cố gắng sắp xếp một cấu trúc vì một ngôn ngữ trước hết thích nghi với việc sắp xếp những loại cấu trúc khác nhau. Ngôn ngữ hàn lâm hiện đại là một công cụ tốt để sắp xếp những cấu trúc tuyến tính, thứ bậc, thực chứng. Việc sắp xếp thân rễ bằng công cụ này hơi giống với việc xây dựng một lều tuyết với búa và tuốc-nơ-vít.Tôi cho rằng ta có thể thực hiện nó, nhưng…Trong thảo luận của họ về thân rễ, Deleuze và Guattari không cố gắng tập trung chú ý vào thân rễ quá nhiều như khi họ cố gắng nới lỏng tập trung, nới lỏng trí năng phản biện của chúng ta, nhằm nắm bắt những vòng cung, những phân đoạn vô nghĩa, những khởi đầu, khớp nối và liên kết các sự vật. Theo quan điểm này thì các sự vật đều là sự lắng đọng kinh nghiệm (sử dụng thuật ngữ Randall Collins) tại giao điểm của những đa cung tồn tại tại bất cứ thời điểm nhất định nào. Hãy nghĩ về một đĩa mì ống. Keith Hamon là một sợi dây mì được bện lại và được lồng hoàn toàn vào khối mì, còn ý thức của tôi về chính mình hay ý thức của bạn về tôi là một thực thể hoàn toàn riêng biệt phụ thuộc vào nơi bạn hay tôi tình cờ tập trung suốt dọc theo sợi mì đó và điều mà những sợi mì khác phân cách tôi ở đó.

Qui giản luận muốn gỡ rối sợi mì riêng lẻ của cuộc đời tôi, trải rộng nó trên một cái khay khảo sát, đặt tên và đánh số các bộ phận, thiết lập những chuỗi trật tự nhân quả, và sau cùng tuyên ngôn rằng nó hiểu tôi. Còn đây là sự việc: nó sẽ hiểu rất nhiều về tôi mà khi tôi bị rối tung trong đĩa mì nó đã không thể hiểu tôi một cách dễ dàng. Nhưng nó cũng sẽ đánh mất rất nhiều, nếu không nói là hầu hết, những đường viền, những cung, những nút xoắn và những biến chuyển, những kết nối và giao điểm, những tác động và phản tác động thực sự làm cuộc sống của tôi thú vị đối với tôi, nếu không với những người khác. Trải rộng trên mặt bàn khảo sát, rửa sạch nước xốt, tách biệt khỏi những sợi mì khác, và để cho khô cứng, sợi mì của đời tôi sẽ được giảm trừ thành những sự kiện trần trụi. Đáng chán. Qui giảm luận bộc lộ một cách thú vị những gì về tôi giống như những sợi mì ống khác, nhưng khó mà nắm bắt những đường viền độc nhất vô nhị khiến tôi quan tâm, tức tôi.

Tư tưởng thân rễ khi đó là một chiến lược hữu ích nhằm nhìn nhận việc học tập theo một cách khác. Nó bao gồm tư tưởng thực chứng và tư tưởng giảm trừ cùng tất thảy những hệ thống tư tưởng khác, nhưng đồng thời thân rễ cung cấp một ngữ cảnh phong phú cho những hệ thống tư tưởng này, nó cũng đang thay đổi, tháo dỡ và tái lập, và vìthế làm xói mòn chính những hệ thống tư tưởng mà nó ấp ủ. Công việc của chúng ta là xây dựng những cấu trúc này trong phạm vi thân rễ vì chúng hữu ích, trong khi vẫn biết rằng sự hữu ích của chúng có một hạn dụng. Điều nguy hại là khi chúng ta trở nên gắn bó với một hệ thống, một ý thức hệ, và từ chối thừa nhận rằng nó không còn hữu ích nữa.

Điều này khiến tôi nghĩ về bầu trời đêm. Con người chúng ta nhìn lên bầu trời sao và chọn một vài ngôi sao để xây dựng những chòm sao, những bức tranh hay câu chuyện. Vì theo quan điểm của chúng ta những ngôi sao dường như dịch chuyển quá chậm – hầu như bất động trong suốt cuộc đời chúng ta – sau đó chúng ta bị cuốn hút vào ý nghĩ rằng những bức tranh và câu chuyện của mình là bất diệt. Vật lí thiên văn hiện đại dạy chúng ta tốt hơn.Thân rễ của vũ trụ đang dịch chuyển đều với tốc độ không thể tin được , và thực ra những câu chuyện và bức tranh tích lũy được của chúng ta sẽ chẳng còn được sắp xếp đúng với hiện thực. Những vì sao vẫn sẽ dịch chuyển. Đòi hỏi của thân rễ là nhìn nhận lại những ngôi sao này và sáng tạo những câu chuyện và bức tranh mới. Đó là những gì thân rễ đang thực hiện.