Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Thăng tuyến và Đa cách.


Tham khảo một nguồn về Đa cách, Phan Biên dịch:



Riemann.


ĐA CÁCH

Theo Deleuze và Guattari, nhà toán hoc Rieman “đã nhổ bật bội số từ trạng thái xác định và biến nó thành danh từ, “đa cách” (trong “Mượt và Sọc Dưa”: Mô Hình Toán Học. 1000 Cao Nguyên, trang 482-3). Trong khi một số đa cách là metric (khoảng cách đo được), những đa cách còn lại đều không đo được. Tập hợp sau là “không chính xác mặc dù chặt chẽ”. Không giống như độ lớn, đa cách “không thể chia mà không có sự thay đổi về bản chất mỗi lần chia". Một độ lớn chẳng hạn, không được cấu thành từ những độ lớn có thể gia tăng hay thay thế: nhiệt độ không phải là tổng của hai nhiệt độ nhỏ hơn. Một tốc độ không phải tổng của hai tốc độ nhỏ hơn.

Gilles Deleuze dùng liên từ đối chọi với động từ , “tồn tại”. Ông mô tả triết học như chịu tải trọng của những phán quyết về thuộc tính hay tồn tại, tất thảy tùy thuộc vào động từ “tồn tại” (Thương Lượng, tr.44). Ngược lại, là thuộc về những phán quyết tương đối tự trị, thậm chí không phải một loại quan hệ cụ thể, mà là mọi quan hệ. không lật đổ các quan hệ, nó lật đổ tồn tại.

Đa cách đúng là ở trong chữ “và” đó, về bản chất nó khác với những thành phần và tập hợp của chúng. không phải là một vật này hay vật kia, nó luôn ở giữa. Nó là giới tuyến, thăng tuyến hay dòng chảy. Nó là nhận thức tối thiểu về sự vật. Tuy nhiên, các sự vật xảy ra dọc theo những thăng tuyến này…Chính trị vi mô toàn thể của những đường biên, chống lại chính trị vĩ mô của những nhóm lớn.

Deleuze loại bỏ khái niệm khát vọng của Hegel vốn phục vụ một chủ thể hợp nhất. Đối với Deleuze, có một sự khác biệt về tạo nghĩa giữa một khát vọng đa cách nội tại được hợp nhất trong cấu trúc giam hãm, và một khát vọng đa cách cơ bản mà nó không thể được mô tả như là một sự đồng nhất. Ý niệm đồng nhất “chỉ xuất hiện khi có một sự tiếp quản quyền lực trong đa cách”. Công trình của D&G là một nỗ lực không ngừng nhằm phá vỡ đồng nhất đó. Có sự liên hệ giữa các khái niệm Deleuze và làn sóng gia nhập đa nhân cách? Lĩnh vực đa nhân cách được tổ chức quanh ý tưởng nhân quả, rằng đa cách là một bản sao cơ giới luận, là một phản ứng đối với sự tổn thương ban đầu được lặp lại, thường có bản chất tình dục. Gần đây hơn, đa cách của những cá nhân đã bị hạ giá nhằm hướng ứng việc gọi đó là sự mất trật tự có tính phân li, là thất bại trong việc hợp nhất các khía cạnh khác nhau của sự đồng nhất, trí nhớ và tiềm thức. Trong ngôn ngữ đa cách, thay đổi là “chết” khi nó chấp pháp.


===========



line of fight
ligne de fuite

Từ này tớ chọn từ Việt không những chính xác về mặt khớp âm mà cả về ngữ nghĩa.

Theo wiki:

THĂNG TUYẾN

Thăng tuyến là một khái niệm phát triển bởi Gilles Deleuze và được sử dụng rộng rãi trong công trình của ông với Felix Guattari. Dịch giả Brian Massumi lưu ý rằng trong tiếng Pháp, “Thăng bao gồm không những hành động lẩn trốn tức lảng tránh mà còn là trôi chảy, rỏ rỉ, và khuất khỏi tầm nhìn (điểm ảo trong hội họa là một thăng điểm – point de fuite)". Nó không can dự đến việc bay.

Trong công trình Chủ Nghĩa Tư Bản vả Bệnh Tâm Thần Phân Lập, chương đầu tập hai Một Nghìn Cao Nguyên (1980), khái niệm này được sử dụng để định nghĩa một “thân rễ”:



Những đa cách được định nghĩa bằng cái-bên-ngoài: bằng những tuyến trừu tượng, thăng tuyến tức tháo-dỡ mà theo đó chúng thay đổi về bản chất và kết nối với những đa cách khác. Mặt phẳng đồng nhất (lưới) là cái-bên-ngoài của mọi đa cách. Thăng tuyến đánh dấu: thực tại của một số lượng hữu hạn những chiều kích mà thăng tuyến lấp đầy một cách hiệu lực; bất khả của một chiều kích bổ sung, trừ khi đa cách được biến đổi bởi thăng tuyến; khả năng và sự san bằng tất yếu mọi đa cách trên một mặt phẳng nhất quán đơn tức đơn-ngoài, bất chấp số lượng chiều kích của chúng.

Trong cuốn Khoa học Chuyên sâu và Triết học Ảo của Manuel De Landa, thăng tuyến được mô tả là một toán tử vượt lên điều-thực và thăng thành điều-ảo. Nó đồng nghĩa với các thuật ngữ sau của Deleuze: 

- điềm-báo-tối (Dark Precursor) trong Khác biệt và Lặp lại, 1968. 

- cỗ-máy-khát-vọng (desiring machine) và cận-nguyên-nhân (quasi-cause) trong tập đầu Chủ nghĩa Tư Bản và Bệnh Tâm thần Phân lập, Chống-Oedipus, 1972.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét