Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

MỸ HỌC SIÊU NGHIỆM VÀ CHỦ NGHĨA DUY NGHIỆM DELEUZE

Chữ a prior này tớ hay nhầm, cứ gọi là đi trước thì không tải hết ý nghĩa, mà lại khó ráp vào câu nữa. Dịch thuật giống như một con tàu hỏa vậy, phải đặt nó lên những đường ray, và, dĩ nhiên, phải chăm lo phần tiếp giáp với mặt đất tức những chiếc bánh. Động lực là thứ cấp và không thể tìm cách làm cho con tàu...bay, cho dù là bay là là mặt đất...

a prior = from the earlier: tiên nghiệm, rất gần với từ transcendental: siêu nghiệm.
posteriori = from the later, tự điển chưa thấy, tạm gọi là hậu nghiệm vậy.
form: các sách triết có khi gọi là mô thức, mình cứ gọi là hình thức cho nhất quán.
affect: ảnh hưởng hay tác động.
bonobos: là một loài tinh tinh rất gần con người. Nó đây:

wasp: quá dễ, con ong bắp cày.
plover: chim chòi chòi
(các ảnh đều từ nét)

Điểm quan vài khái niệm kho khó để bạn đọc đỡ vấp. Một yếu tố nữa, đọc chậm thôi, nếu muốn đào sâu triết học.

Cứ thế!

Còn đây là bài viết cũng của Larval Subjects, Phan Biên dịch:



MỸ HỌC SIÊU NGHIỆM VÀ CHỦ NGHĨA DUY NGHIỆM DELEUZE



Trong hồi đáp bài viết cuối của tôi, nuno có một loạt những câu hỏi thú vị sau. Nuno viết:

"Cảm ơn bài viết của ông, tôi đang đánh vật với vấn đề mỹ học hợp nhất của Deleuze nhiều năm, và google nó tuần trước, tôi tìm thấy một nguồn thứ hai dư thừa, giản đơn nhắc lại Deleuze hoàn toàn với những nhận xét khá tĩnh lược. 

Vấn đề của tôi là tôi nắm ý tưởng đúng như nguyên văn – tôi có thể nói ra trong một kì thi – nhưng trong thực hành rất khó nắm bắt. 

1)Nếu việc đương đầu với công trình nghệ thuật sản sinh tiên nghiệm, nghĩa là nó không thực sự là một tiêm nghiệm không? 

Tức trong một phát biểu khác: 

2) Những hình thức giác quan mới này được khám phá – như thể đã ở đấy – tức thực sự được sáng tạo? Chúng chỉ ở đấy chờ đợi được hiện thực hóa tức một cái gì đó mới, được sản sinh? 

3) Nếu tôi sản sinh một tiên nghiệm mới, phát ngôn bằng cách quan sát một hoa hồng trong phim thì nó sẽ ở đấy sau đó (vĩnh viễn) tức nó sẽ chỉ tồn tại trong thời gian chiếu phim? 

4) Liệu danh sách các hình thức giác quan mang tính tiên nghiệm sẽ vô tận? 

Xin lỗi vì tất thảy những câu hỏi này, tôi chưa bao giờ có cơ hội thảo luận đề tài này với ai cả". 
(nuno) 

Như tôi hiểu thì mỹ học siêu nghiệm Deleuze không phải là khám phá một tiên nghiệm đã sẵn đó, đúng hơn, là việc sản sinh một tiên nghiệm mới tức một hình thức giác quan. Chìa khóa ở đây là ba sự tổng hợp mà ông đã phác họa trong chương hai về Khác Biệt và Lặp Lại. Những tiên nghiệm mới này được sinh ra không phải từ những tổng hợp thụ động. Đấy là tại sao chúng mãi chỉ là một mẫu nghệ thuật vì chúng là những hình thức giác quan. Những kết quả của sự tổng hợp này được thám sát trong chương bốn về Khác Biệt và lặp Lại. Tại sao gọi những hình thức này là tiên nghiệm? Hãy xem sự khác biệt giữa nhận thức về quả táo của tôi với một hình thức giác quan. Trong trường hợp trước tôi chỉ dơn thuần tái sinh hình ảnh quả táo của mình trong trí nhớ khi tôi tái lập nó. Tuy nhiên, với một hình thức giác quan thật, tôi có thể vận dụng bằng thao tác cấu trúc của trực giác bằng mọi cách, lôi kéo những suy luận xa hơn từ cấu trúc độc lập với kinh nghiệm. Như tôi lí luận trong Khác Biệt và Trao Tặng, nó giống như loại công việc chúng ta làm trong toán địa hình học khi tưởng tượng một giả thiết hình học cùng những biến thiên. Cấu trúc nổi bật qua việc tích cực tổng hợp có logic riêng của nó tức trường vô tận những khả năng có thể được thám sát trong tư tưởng, độc lập với kinh nghiệm. Có một cấu trúc mà đối với hình thức giác quan nó mở ra một lĩnh vực suy luận tiên nghiệm. 

Đọc tiếp ! 

Khi Deleuze tiếp cận một nghệ sĩ thì ông thám sát chính những hình thức tiên nghiệm này. Khi ông khẳng định rằng các nghệ sĩ phát minh những tác động và các đối tượng tri giác, ông không nói về phi tri giác hay một tác động , đúng hơn, là về một cái gì đó đi trước bất cứ tác động hay tri giác nào và nó cấu trúc chúng. Những gì ông đầu tư là cách mà những hình thức này được trải ra xuyên suốt khối tác phẩm của nghệ sĩ. Bạn có thể nói ông ta đang đầu tư vào “cấu trúc chiều sâu” của tác phẩm nghệ sĩ, với hang động mà những cấu trúc này là kết quả có căn nguyên tức phát minh. Do đó, ví dụ, trong tiểu luận hoa mỹ về Masoch thì ông thám sát tiên nghiệm siêu nghiệm khát vọng của Masoch. Trong Proust và Các Dấu HiệuLogic của Giác Quan ông cũng làm điều tượng tự với Francis Bacon. Sẽ dễ hơn chút, tôi nghĩ, để hiêu những gì Deleuze đang đạt đến bằng việc đặt quan điểm của ông dưới dạng lí thuyết tiến hóa. Những con dơi trải nghiệm thế giới qua sóng âm, trong khi cá chình điện và cá mập trải nghiệm thế giới qua những tín hiệu điện. Tín hiệu điện và sóng âm mỗi thứ có địa hình học riêng tức một khu vực được cấu trúc, nó là một tiên nghiệm về mặt bản chất, có một cấu trúc độc lập với bất kì một trải nghiệm sóng âm hay điện cá biệt nào. Đấy là một tiên nghiệm. Tuy nhiên, tiên nghiệm đó được sản sinh qua quá trình tiến hóa tức chọn lọc tự nhiên. Nó là một cái gì đó được phát minh, cho và bởi giống loài đó. 


Trở lại đề tài tổng hợp, Deleuze lưu ý, đầu chương Khác Biệt và Lặp Lại mà chúng ta học bơi bằng cách kết hợp những đặc điểm của cơ thể mình với những đặc điểm của nước. Mọi yếu tố hợp nhất của ông với hai nửa mỹ học (như giác quan và tác phẩm nghệ thuật), gắn liền với đề tài học mà chúng ta thấy xuyên suốt chương Khác Biệt và Lặp Lại, đều ở đây trong ví dụ này. Những đặc điểm của cơ thể và sóng nước được tổng hợp với nhau nhằm để biết, bơi là thế nào, nhằm hình thành điều mà trong chương 4, Deleuze qui về một Ý Tưởng hay Đa Cách. Ở đây Ý Tưởng sẽ là một tác động hay một khả năng tác động (tức hành động) và bị tác động. Những Ý Tưởng hay Đa Cách này là những cấu trúc và là những cấu trúc có thể bị tác động bằng thao tác tức bị biến đổi như trong trường hợp địa hình học toán học. Cùng với sự nổi bật của Ý Tưởng tức tác động, giờ chúng ta có thể đùa với phong cách này, biến đổi nó, thực hiện nó một cách khác nhau, tạo những hình thức hoạt động 1) tự chúng, không phải từ kinh nghiệm, và 2) đương đầu với những biến thiên mới trong môi trường chưa hề được biết dưới dạng cấu trúc hay Ý Tưởng này. 

Để học, Deleuze lí luận, không phải là tái tập hợp những phần riêng biệt (táo chẳng hạn) mà chúng ta đã lĩnh hội trước, đúng hơn là phát triển một tác động, một hình thức giác quan, mà nó cấu trúc việc làm thế nào chúng ta trải nghiệm, và những hành động (tác động) mà chúng ta có thể có trong môi trường đó. Deleuze lí luận, chẳng hạn, rằng các nghệ sĩ không biểu đạt, đúng hơn là sáng tạo những cách thức cảm nhận mới, và trải nghiệm. Không chỉ tác phẩm nghệ thuật là một sự tháo dỡ mà còn là khả năng tháo dỡ người đọc và người xem qua một loại “di trú” của tác động (vd, tác động được tiếp thu và được thám sát/sống bởi người xem hay người đọc). Học, trên mọi lĩnh vực, giống với việc này. So sánh sự khác biệt giữa một giáo sư ngôn ngữ và sinh viên văn khoa chẳng hạn. Giáo sư ngôn ngữ phát triển một Ý Tưởng, một tiên nghiệm, nó hướng dẫn họ hiểu văn học như thế nào và cho họ một “cảm giác” đối với văn bản mà ban đầu họ không có. Cũng thế với người thợ mộc, người bơi lội, triết gia, lập trình viên, vv. Giống như những con dơi phát ra một trường giác quan được xác định bằng sóng âm, học là phát triển một phạm vi có khả năng cho những biến và đổi thay về địa hình học. 

Luận án của tôi về mỹ học siêu nghiệm Deleuze là một thám sát thế giới bên trong các khách thể. Một mặt, tiếp cận của ông là hậu nhân văn hoàn hảo. Không những ông không khái quát hóa một cấu trúc chung thuộc về toàn thể nhân loại (thay vào đó, khảo sát những lĩnh vực riêng biệt tức những hình thức mà “con người” phát triển), mà còn xê dịch một cách lạnh lùng giữa thế giới của người, dơi, tinh thể, vv. Hình thức siêu nghiệm của một cục đá hay cái cây đều có chút lí thú đối với ông như là hình thức siêu nghiệm của một nghệ sĩ cá biệt. Đây là điều dẫn dắt ông, trong Logic của Giác Quan, nói về sự “tổng hợp rời” giữa các thực thể phi quan hệ, bằng cách nào đó truyền đạt thông qua một dấu hiệu dị thường, sau đó vượt qua hai địa tầng của chúng. Những thực thể phi quan hệ này thực sự thuộc về những thế giới siêu nghiệm khác biệt (ở đây tôi phân biệt giữa thế giới và trái đất). Mặt khác, những Ý Tưởng này, những đa cách, tức cấu trúc đều là kết quả của một căn nguyên hay nguồn gốc). Chúng không rơi từ trên trời được tạo sẵn như các hình thức của Platon, đúng hơn, chúng được phát minh qua những hoạt động tổng hợp tích cực.Chúng là những mặt hàng mới, chính hiệu, và đánh dấu những khả năng cảm nhận và hành động mới trong thế giới. Dĩ nhiên, chúng ta sẽ đạt đến những mức độ tháo dỡ tức những mức độ tự do khác nhau khi khả năng hình thành những tác động mới được kết nối. Con người, tinh tinh, và chim choi choi xem ra được tháo dỡ nhiều hơn ong bắp cày, cây cối, và đá, vì chúng có nhiều khả năng hình thành những đa cách tức các hình thức giác quan siêu nghiệm hơn, và vì chúng được hưởng tự do rộng lớn hơn trong những trật tự kế thừa khác nhau từ những cấu trúc này. Ông bắp cày chẳng hạn, lặp lại như vẹt một hành động nhất định như đẩy xác một côn trùng bị nó làm tên liệt bằng nọc độc đến cửa hang nơi có trứng của nó. Nếu, khi ong bắp cày vào hang mà cái xác côn trùng bị di chuyển thì ong ta sẽ lại chuyển xác về cửa hang, lại trở vào hang và sau đó lại thoát ra lấy xác côn trùng. Nó không đơn giản là đẩy xác côn trùng vào tổ. Chim choi choi, ngược lại, biến đổi hành động của nó một cách mới lạ nhằm phản ứng lại sự hiện diện của thú ăn thịt (tôi lấy những ví dụ này từ tác phẩm xuất sắc Những Con Vật Lí Trí của Okrent). Do đó có những mức độ tự do khi mà cuộc sống và việc phát minh những tác động được kết nối. Con ong dường như có quan hệ chặt chẽ hơn với những tác động của nó. Sự tiến hóa đã sáng tạo những tác động này tức các kiểu mẫu hành động. Ngược lại, chim choi choi có thể biến đổi và chơi đùa với những đa cách của nó tức những tác động, biến đổi và sản sinh lối hành xử mới dựa vào chúng. 

Bình luận: 

nuno: wow! 

Cảm ơn rất nhiều! trả lời của ông mở ra một con đường sâu sắc cho những suy nghĩ của tôi – hẳn ông đã du hành trong một hình thức tiên nghiệm hào phóng mà tôi chưa biết. 

Sau lời bình của tôi cho bài viết của ông tôi vào trang Khác Biệt và Trao Tặng của ông và nhận thấy một trích dẫn tóm lược tất thảy mọi bí ẩn: 

“Những điều kiện vẫn là những điều kiện, chúng vẫn là tiên nghiệm, nhưng chúng không còn là một tiên nghiệm trong ý thức tồn tại chung. Đúng hơn, tiên nghiệm đã bị đẽo gọt thành tất yếu và đầy đủ. Nó là một hậu nghiệm tiên nghiệm”.p.229 

Những ngày này, tôi nhận thấy sự khác biệt giữa biết một điều gì đó nguyên bản và thực sự nắm bắt nó ngày một cơ bản hơn trong triết học. Có lẽ cũng có vấn đề triết học ở đó. Cảm ơn đã giúp tôi vượt từ vấn đề này đến vấn đế khác. 

Nhiều lời chúc từ Paris

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét